Cập nhật vào 06/12
Lẩu mắm – Đặc sản đất Cần Thơ là món ăn cực kỳ nổi tiếng. Món ăn này rất phù hợp trong các bữa tiệc gia đình, họp mặt bạn bè. Bạn có thể tự tay chuẩn bị lẩu mắm Cần Thơ hướng dẫn trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
1. Món lẩu mắm Cần Thơ dành cho người… thích ăn rau
Nếu như bạn đến Cần Thơ muốn thưởng thức hầu như đầy đủ các loài cá, mắm, rau vườn của miền Tây thì lẩu mắm sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Đây là loại lẩu đặc sắc của miền Tây, tổng hợp nhiều nét ẩm thực đặc trưng của vùng sông nước.
Nguyên liệu cơ bản phải có là mắm (làm nước cốt), cá tươi (mồi), rau các loại (bổi, nhúng). Về mắm, có nhiều loại mắm để làm nước cốt như mắm cá linh, cá sặt, cá trèn, cá lóc, cá rô. Trong đó, đặc sắc và được các thợ nấu sử dụng nhiều nhất là mắm cá linh. Với lẩu mắm Cần Thơ, bạn có thể ăn kèm các loại rau và thực phẩm vô cùng đa dạng.
Có hơn 20 loại rau ở miền Tây dùng ăn với lẩu mắm như cải xanh, giá sống, cải ngọt, cà phổi, nấm rơm, đậu bắp, khổ qua, rau nhút, bắp cải, mồng tơi, rau muống tàu, cải cúc, tần ô, bạc hà, cải bẹ dúm, mướp hương, rau má,… Nhóm rau rừng rất phong phú như bông lục bình, cù nèo, rau mác, đọt choại, đọt dớn, cải trời, dây bình bát, rau trai, rau đắng, rau dừa, bông điên điển, càng cua, bông súng, rau muống đồng, môn đúm, bông so đũa,…
Ở Cần Thơ vào nhà hàng, quán ăn bình thường đều có lẩu mắm ngon, giá trung bình 150.000-250.000 đồng/nồi. Phần lớn nhà hàng, quán ăn khang trang, sạch đẹp ở dọc bến Ninh Kiều, khu vực Bãi Cát, Chợ Mới, cồn Khương, đường Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ,… có giá phải chăng.
2. Cách làm lẩu mắm Cần Thơ
Nguyên liệu:
- Mắm cá linh hoặc cá trèn: 200 gram.
- Mắm cá sặc: 200 gram.
- Xương heo: 500 gram.
- Thịt ba rọi: 500 gram.
- Cá lóc hoặc cá hú: 500 gram.
- Sả: 5 cây.
- Ớt sừng xay: 20 gram.
- Ngãi bún: 1 củ.
- Bông điên điển, bông so đũa, kèo nèo, rau ngổ: Mỗi thứ 100 gram.
- Rau nhút, bông súng, bông bí, cà tím, khổ qua: Mỗi thứ 200 gram.
- Hành tím: 100 gram.
- Nước dừa tươi: 1 trái.
- Gia vị: đường, bột ngọt.
Cách làm món lẩu mắm Cẩn Thơ:
Sơ chế:
- Bằm nhuyễn 3 cây sả, 2 cây đập dập, cắt khúc.
- Hành tím băm 1/2, còn lại lột vỏ đập dập.
- Ngãi bún rửa sạch đập dập.
- Cà tím chẻ đôi, cắt lát dày 2 cm.
- Khổ qua chẻ đôi bỏ ruột cắt khúc 2 cm (khổ qua rừng để nguyên trái).
- Các loại rau, hoa lặt rửa sạch để ráo.
- Xương heo trụng sơ qua nước sôi.
- Thịt ba rọi cắt lát mỏng.
- Cá hú làm sạch cắt lát 3 cm hoặc cá lóc phi lê.
Chế biến:
- Bước 1: Cho vào nồi 1,5 lít nước và nước dừa tươi, hành tím, sả đập dập, bỏ xương heo vào nấu lấy 1 lít nước dùng.
- Bước 2: Nấu sôi 1 lít nước trong nồi khác cho mắm cá linh và cá sặc vào nấu cho rã thịt, lược qua rây lấy nước, đổ vào nồi nước dùng thành nước để nấu mắm. Nấu cho sắc xuống còn 1,5 lít, cho ngãi bún vào.
- Bước 3: Phi thơm hành, tỏi, sả, ớt trên chảo dầu rồi cho thịt ba rọi vào xào săn lại, nêm 1 muỗng canh đường.
- Bước 4: Cho thịt đã xào vào nồi nước mắm, nấu khoảng 10 phút, nêm vào 2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, cho cá vào rồi cho cà tím và khổ qua nấu chín.
- Bước 5: Khi ăn bắc lẩu lên bếp nhúng rau, ăn cùng với cơm hoặc bún. Có thể nhúng vào lẩu mắm thêm các loại hải sản tôm, cá, lươn, mực nếu thích.
3. Những lưu ý khi ăn lẩu để bảo vệ sức khỏe
Lẩu là món ăn ưa thích của nhiều người và thường được làm trong các bữa tiệc gia đình vì cách làm đơn giản. Tuy nhiên, bạn cần chú ý những điều sau đây để bảo vệ sức khỏe khi ăn lẩu.
Thời gian ăn không nên kéo dài
Thông thường chúng ta có thói quen ngồi bàn lẩu là lai dai, chuyện trò kết hợp ăn uống kéo dài vìì món ăn lúc nào cũng nóng sốt, thơm ngon. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyên rằng khi ăn lẩu bạn không nên ngồi quá 2 tiếng. Vì nếu thời gian ăn quá lâu sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa.
Thay nước lẩu nếu ăn lâu
Chuẩn bị sẵn nhiều nước lẩu để đổ thêm hoặc thay khi ngồi ăn lâu. Nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến hàm lượng nitrit tăng cao, vitamin bị phân hủy, chất béo khi đó là bão hòa, gây hại cho cơ thể nhất là tim mạch, huyết áp. Do đó, nên thay nước lẩu sau 60 phút là tốt nhất.
Thứ tự nhúng của các món ăn
Hầu hết mọi người thường yêu thích món thịt và nhúng nó ngay vào nồi lẩu khi bắt đầu bữa ăn. Khi đó, thịt sẽ tiết ra một lớp dầu dày nổi lên dưới đáy nồi. Khi bắt đầu nhúng rau và các loại thức ăn chính khác, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành một lượng lớn axit béo bão hòa không tốt cho cơ thể. Do đó, khi ăn lẩu, bạn nên chọn một ít khoai tây hay các loại rau khác, đặc biệt khi ăn lẩu cay hoặc uống bia rượu. Rau và thực phẩm có tinh bột có thể bảo vệ dạ dày.
Ăn chín, uống sôi
Chúng ta thường thích ăn lẩu tái vì quan niệm như vậy mới ngon, mới ngọt. Điều này sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh như các loại giun sán từ rau, tôm, của, ngao,… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Chỉ nên ăn đồ nhúng chín khi nước đã thực sự sổi để tránh bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khi ăn đồ chưa chín.
Ăn điều độ
Lẩu cho dù có ngon như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, rối loạn dinh dưỡng,… Khoảng cách từ 1 đến 2 tuần ăn một lần là tốt nhất.
Ăn nhiều rau, củ, quả giải nhiệt
Trong lẩu luôn chứa rất nhiều gia vị, đặc biệt là chất cay nóng trong hành, tỏi, sa tế, ớt,… Vì vậy, bạn cần ăn nhiều loại rau củ, quả để giúp cơ thể giải nhiệt, điều hòa cơ thể, tránh hại gan và dạ dày. Các loại rau ăn lẩu phổ biến như: rau muống, cải ngọt, cải thảo, cải xoong, mướp đắng, ngó sen, đậu phụ, nấm, khoai tây, cà rốt vừa tốt cho dạ dày lại giúp điều hòa thân nhiệt cực tốt.
Nên ăn thêm cơm, bún, mỳ
Lẩu rất giàu protein và chất béo nên ăn lẩu khiến bạn bỏ cơm. Tuy nhiên, đây là điều nên tránh vì nếu ăn thêm chút cơm hoặc bún, mỳ sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.
Không nên mỳ nấu trong nước lẩu
Trước khi kết thúc bữa ăn, rất nhiều người chọn một bát mỳ nhúng chan với nước lẩu. Tuy nhiên, món ăn này không được thực sự khuyến khích. Ngoài vấn đề về dầu và chất béo, có rất nhiều axit amin trong nước lẩu của các loại thịt khác nhau. Nước lẩu được đun nóng liên tục trong 1-2 giờ đồng hồ, các axit amin này có thể dễ dàng kết hợp với nitrit có trong rau nấu chín để tạo thành nitrosamine gây ung thư.
Những người nên kiêng ăn lẩu
Lẩu Thái chua cay không thích hợp với người bị bệnh dạ dày. Chất cay trong lẩu sẽ gây tổn thương đến dạ dày, tuyến tụy. Do đó, những người mắc bệnh dạ dày, đường tiêu hóa yếu không nên ăn các loại lẩu nhiều chất đạm, hải sản mà nên chọn lẩu nấm hay lẩu thanh đạm sẽ tốt hơn.
Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu nhiều đạm mỡ. Lẩu chứa nhiều gia vị, thực phẩm đôi khi không để ý sẽ có nguy cơ gây hại cho thai nhi vì vậy phụ nữ có thai nên hạn chế ăn lẩu.
Xem thêm: