Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

-  - Zalo

Xôi ngũ sắc, món ngon không thể bỏ qua khi đến Yên Bái

0

Cập nhật vào 16/08

Khi đến Yên Bái nói riêng , vùng núi Tây Bắc nói chung, có một món ăn khiến nhiều người hứng thú và ấn tượng, đó là Xôi ngũ sắc. Món ăn mang rất nhiều ý nghĩa trong những ngày lễ tết, hội hè của người dân tộc.

Trong bài viết này, monngonmienbac.net sẽ cùng tìm hiểu về món Xôi ngũ sắc của người dân tộc Thái ở Mường Lò, Yên Bái.

Ý nghĩa của xôi ngũ sắc

Xôi có 5 màu: Xanh, đỏ, tím, vàng, trắng. Ngoài tượng trưng cho âm dương ngũ hành, nó còn tượng trưng cho tinh thần đoàn kết dân tộc anh em. Mỗi màu có thể đứng độc lập mang ý nghĩa riêng gắn với từng dân tộc. Là một món đặc sản Tây Bắc khiến nhiều người yêu thích.

Xôi ngũ sắc tượng trưng cho sự đoàn kết các dân tộc anh em

Xôi ngũ sắc tượng trưng cho sự đoàn kết các dân tộc anh em

Xôi ngũ sắc của người Thái Mường Lò có mùi thơm ngào ngạt, dẻo quánh, béo ngậy, được chế biến theo cách riêng, không làm mất đi hương vị của xôi, các loại lá/quả/củ rừng được dùng để tạo màu cho xôi.

Loại gạo được sử dụng để làm xôi là gạo nếp Tú Lệ (Nếp Tả Lan theo tiếng dân tộc Thái), loại gạo được trồng trong thung lũng lòng chảo Mường Lò, một loại đặc sản riêng chỉ có tại đây. Gạo nếp Tú Lệ khi nấu lên vừa thơm, vừa dẻo, rất được người dân yêu thích. Nước đồ xôi phải là nước suối Mường Lò thì xôi mới thơm ngon.

Đây là một món ăn dân dã rất được yêu thích, bạn nên xếp món ăn này vào thực đơn vào những chuẩn bị cho chuyến du lịch Yên Bái của mình.

Cách nấu xôi ngũ sắc của người dân tộc Thái

Ngoài màu trắng là màu tự nhiên của gạo, những màu xanh, đỏ, tím, vàng đều được làm từ củ, lá cây rừng. Công đoạn tạo màu cho xôi rất quan trọng và cũng rất cầu kỳ. Các loại lá rừng dùng để nhuộm màu được lựa chọn kỹ lưỡng, lá không được quá non hay quá già. Sau đó rửa sạch nấu với nước lấy từ suối nguồn ở xã Tú Lệ.

Gạo nếp được nhuộm màu bằng lá, củ, quả rừng trước khi đồ xôi

Gạo nếp được nhuộm màu bằng lá, củ, quả rừng trước khi đồ xôi

Khi đã có nước màu, gạo nếp được cho vào ngâm khoảng 10 tiếng rồi vớt ra để ráo nước.

Nếu bạn là người yêu thích các món ăn dân tộc, đừng quên một đặc sản khác là lợn cắp nách, để chọn được chú lợn chuẩn, hãy tham khảo tại Cách chọn mua lợn cắp nách Sapa chuẩn.

Cách tạo các màu cho xôi

  • Màu trắng là màu tự nhiên của xôi. Có thể tăng thêm hương thơm cho xôi bằng cách sử dụng lá cây cơm nếp (mọc tại các vùng núi).
  • Màu đỏ thì dùng lá cây có tên gọi là cơm xôi đỏ (cơm đỏ), một loại cây thường chỉ có trên các vùng núi. Ngoài ra vào mùa gấc chín có thể lấy gấc làm màu xôi đỏ (phương pháp phổ biến tại nhiều vùng cả nước).
  • Làm món xôi đen, có thể dùng gạo nếp có hạt gạo màu đen giống như nếp cẩm nhưng hạt tròn, to hơn, song người ta dùng lá cây gừng mọc ở rừng hoặc ven khe suối đốt lấy tro ngâm nước rồi gạn lấy nước trong để ngâm gạo. Để có màu tím cho xôi, có thể dùng lá cây cơm đen hoặc lá cây sau, giã nhỏ, lọc lấy nước cốt rồi đem nhuôm màu cho hạt gạo đã ngâm trong nước sạch 6-8 tiếng trước khi đem đi đồ xôi.
  • Làm món xôi vàng chỉ cần lấy củ nghệ già, giã nhỏ pha với nước ngâm gạo rồi đồ xôi là được.
  • Cuối cùng, lá gừng, hoặc lá cơm xôi xanh là nguyên liệu để tạo màu xanh cho xôi. Chỉ cần lấy một nắm lá gừng tươi, giã nhỏ vắt lấy nước cốt, khi đồ gần chín xôi, họ cho nước cốt lá gừng vào trộn đều. Khi xôi chín có màu xanh lá cây, thơm mùi gừng, mùi nếp rất ngon.

Các loại nguyên liệu tương ứng màu xôi

Các loại nguyên liệu tương ứng màu xôi

Mỗi màu có một ý nghĩa riêng. Màu đỏ là màu tượng trưng cho khát vọng, màu tím tượng trưng cho trời đất trù phú, màu vàng tượng trưng cho sự no đủ, màu xanh tượng trưng cho núi rừng Tây Bắc, màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng và sự thủy chung. Ngoài ra, mỗi gam màu của xôi thể hiện sống động màu sắc trên chính trang phục của những thiếu nữ Thái.

4.5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.