Cập nhật vào 03/12
Rau dớn là món ăn đặc trưng, món quà rừng độc đáo của đồng bào dân tộc vùng núi Tây Bắc. Rau dớn còn được biết đến là một vị thuốc đến từ thiên nhiên có tác dụng chữa bệnh khá hiệu quả.
Nào hãy cùng chúng tôi tham khảo tác dụng của rau dớn sau đây:
Nội dung chính
1. Tìm hiểu sơ qua về rau dớn
Nơi sinh sống
Rau dớn xuất hiện chủ yếu ở vùng núi rừng, nơi bờ suối, bờ khe, dưới các tán rừng thấp, có độ ẩm ướt cao. Giống cây thích hợp với môi trường hoang dã nên ít khi trồng được. Dù có quanh năm nhưng những người sành ăn chỉ chọn rau dớn vào mùa mưa vì lúc đó cây tươi non hơn bình thường.
Đặc điểm rau dớn
Rau dớn là loài dương xỉ có thân rễ nghiêng, hướng lên cao tới 15cm, thường phủ vẩy ngắn màu hung. Cuống lá dài 60-100cm, dày, màu vàng lợt hoặc nâu đen và phủ vẩy ở gốc. Phiến lá thay đổi tuỳ theo tuổi của cây, nhưng có thể dài tới 1,5m. Các lá lược non kép lông chim một lần, các lá lược già kép lông chim hai lần, các lá chét bậc nhất ở dưới và ở trên đều chia thuỳ lông chim dài khoảng 8-10cm, rộng 2cm. Các lá chét ở giữa lớn hơn, có cuống, chóp hình tam giác, các lá chét bậc hai gồm 8-10 cái mỗi bên, không cuống, thuôn hình ngọn giáo, gân liên kết hình lông chim với 6-10 gân con ở mỗi bên trong các thuỳ. Ổ túi bào tử dài mỏng, nằm trên các gân con.
Rau dớn có đặc điểm dễ úa, mất đi cái ngon nên thường người miền núi không trữ rau dớn mà hái đâu ăn đó, cần ăn bao lăm hái bấy nhiêu. Buổi đi hái rau bắt đầu với chiếc gùi và con dao nhỏ hoặc chiếc liềm con.
Người hái tìm ở những bụi dớn mà có vài chiếc vòi dài, lá đang còn xoắn chưa kịp bung ngắt ngang đọt non tầm gang tay. Lẫn trong vạt cây hai bên bờ, những vòi dớn non vươn thẳng, lá xoắn lại xa trông như còn đang ngái ngủ. Sát mặt đất là những đọt dớn chừng nửa gang tay, non bấy, giòn tan, đầy nhựa. Người hái cứ thế, nhởn nhơ ngắt đọt dớn bỏ vô gùi rồi lững thững rảo bước về nhà…
Thành phần hoá học
Rau dớn có chứa 86% nước, 4% protid, 8% hydrat carbon gồm chủ yếu là cellulose. Đây là cây có giá trị dinh dưỡng cao. Các lá rau dớn non này có thể chứa lượng nhỏ các độc tố dương xỉ, nhưng cho tới nay người ta vẫn chưa ghi nhận các trường hợp ngộ độc
2. Tác dụng của rau dớn
Rau dớn, trong đông y gọi là cẩu tích) là một vị thuốc có tác dụng chữa nhiều chứng bệnh như đau khớp, khí huyết suy yếu, chân tay mệt mỏi,…
Lưu thông máu
Không chỉ có tác dụng giải nhiệt trong ngày nắng nóng mà rau dớn còn được xem như một loại thuốc giúp lưu thông máu huyết. Đây là một trong những thành phần quan trọng để bào chế nhiều loại bổ máu. Bên cạnh đó, ăn rau dớn thường xuyên giúp tĩnh an tâm thần, dễ ngủ, ngủ ngon giấc và trí lực ổn định.
Điều trị hậu sản sau sinh
Tại Malaysia, người ta dùng rau dớn cho phụ nữ sau sinh với mục đích phòng ngừa hoặc điều trị hậu sản. Tuy chưa có công bố chính thức nhưng thực tế nhiều báo cáo cho thấy tác dụng này của rau dớn rừng khá hữu hiệu. Ở Việt Nam, chúng ta có thể áp dụng cho phụ nữ mới sinh xong để hỗ trợ về xương khớp, an thần và ngừa các chứng hậu sản.
Giúp lợi tiểu, chống táo bón
Thực tế cho thấy những nghiên cứu của y học về tác dụng này của cây rau dớn rừng là chính xác. Rau dớn đã được dùng để chế tạo các loại thuốc lợi tiểu và chống táo bón rất hiệu quả. Hoặc đơn giản nếu bạn để ý thì khi dùng rau dớn thường xuyên, chúng ta rất ít khi bị những chứng táo bón hay bí tiểu làm phiền. Ngoài tính mát thì rau dớn có tính vị nhờn, tương tự như rau mồng tơi, nên giúp nhuận tràng tốt.
Rau dớn giúp làm dịu cơn đau xương khớp
Nhờ tính nhờn có trong thành phần thân cũng như lá, rau dớn mang theo tác dụng làm dịu các cơn đau lưng hay tay, chân. Thật ra nếu không cần có chuyên môn y học, người dân cũng có thể đoán được công dụng tạo chất nhờn này của rau dớn. Có người còn dùng rau dớn rừng đập dập hoặc giã nhỏ ra để đáp vào chỗ bị sưng tấy, đỏ do chấn thương nhẹ để giảm đau. Ngoài ra tác dụng chữa mụn nhọt, viêm da cho trẻ sơ sinh cũng được ghi nhận.
Tác dụng khác
Thuốc sắc từ lá rau dớn được cho là có thể hạ sốt, hỗ trợ điều trị hen suyễn, tiêu chảy, chảy máu cam. Ngoài ra bài thuốc này còn chữa được sốt rét, đau tai, đau răng. Thân và rễ của cây rau dớn rừng được dùng để làm thuốc tẩy giun, chống côn trùng và sâu bệnh. Thuốc sắc ra cũng có thể điều trị bệnh ghẻ cóc.
3. Một số bài thuốc từ rau dớn
Chữa đau lưng, mỏi gối
Thành phần gồm: Cẩu tích 15 – 20g, thục địa 12 – 16g, đỗ trọng 10 – 12g, dây tơ hồng 8 – 10g, sắc với 750ml nước lấy 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Chữa phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng
Thành phần gồm: Cẩu tích 15 – 20g, rễ cỏ xước 10 – 12g, ý dĩ 12 – 16g, mộc qua 6 – 8g, sắc với 750ml nước còn lại 200ml, chia thuốc từ dương xỉ này làm 2 lần uống trước bữa ăn.
Chữa khí huyết suy yếu
Thành phần gồm: Cẩu tích 15 – 20g, đương quy 10 – 12g, xuyên khung 4 – 6g, tục đoạn 10 – 12g, cốt toái bổ 10 – 12g, tầm gửi cây dâu 12 – 16g, bạch chỉ 4 – 6g.
Mặt khác, không kết hợp với các loại thuốc đông y, bạn có thể chế biến rau dớn thành các món ăn bổ sung trong các bữa cơm hàng ngày. Một số món ăn đơn giản, dễ làm như: Rau dớn luộc, nộm rau dớn, rau dớn xào tỏi, rau dớn nhúng lẩu,…
Bạn có thể tham khảo các món ngon từ rau dớn trong bài viết: 4 món ăn ngon từ rau dớn cho bữa cơm gia đình