Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

-  - Zalo

Cách làm vịt nấu chao ngon mắt ngon miệng đãi cả nhà

0

Cập nhật vào 04/12

Vịt nấu chao là một món ăn tuyệt vời cho gia đình vào dịp cuối tuần. Thịt vịt mềm hòa quyện cùng với vị béo, thơm của chao và nước cốt dừa,vị ngọt của nấm và củ sen đã tạo ra một món ăn luôn hấp dẫn với bất kì ai.

1. Giá trị dinh dưỡng của món vịt nấu chao

Thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… rất cao.

Theo Đông y thì thịt vịt tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị. Sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân ghi: Thịt vịt chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng và thủy đạo. Nên chọn các loại vịt đực đầu xanh hoặc vịt lông trắng, xương đen, mỏ đen càng tốt. Do thịt vịt có tính hàn, tác dụng bổ âm nên những người dương hư tỳ nhược, ngoại cảm chưa khỏi hẳn tạm thời chưa nên ăn. thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.

Trong chao có chứa vitamin B2 và B12 phong phú, gấp 6 – 7 lần đậu hũ, trong đó chao đậu đỏ có giá trị dinh dưỡng cao nhất, chứa nhiều khoáng chất như canxi, magie, phốt pho. Ngoài có giá trị dinh dưỡng phong phú, sau quá trình lên men vi sinh sẽ làm giảm axit phytic. Nhờ đó nâng cao sự hấp thụ chất sắt, ăn chao trong một thời gian sẽ có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh huyết khối, giúp làm giảm tỉ lệ mắc bệnh.

2. Cách làm món vị nấu chao ngon đãi cả nhà

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Nửa con vịt tơ mập, vịt xiêm càng ngon
  • 250g dừa nạo
  • 1 trái dừa
  • 1 hũ chao môn 500ml
  • 400g khoai môn sáp
  • 1 củ sen
  • 150g nấm rơm búp
  • 1 củ gừng
  • 4 tép sả
  • Hành tím, tỏi
  • Rau muống cọng, tần ô, cải xanh…
  • Sa tế, gia vị nêm, chút hột màu điều
  • Bún tươi hoặc mì tươi hoặc mì vắt, tàu hũ ki (váng đậu).

Sơ chế nguyên liệu:

Nguyên liệu chính:

  • Vịt làm sạch để ráo. Bằm nhuyễn gừng, hoà vào 1/2 chén rượu trắng, xát đều lên mình vịt, để thấm trong nửa tiếng sau đó rửa sạch vịt, lau khô, chặt miếng lớn. Bằm nhuyễn 1 tép sả để làm nước chấm. Hành tím, tỏi bằm mỗi thứ 1 muỗng canh.
  • Ướp vịt với hành và tỏi bằm, 2/3 hũ chao, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng sa tế, 1 muỗng cà phê tiêu xay. Dùng tay bóp nhuyễn chao và trộn đều cho thấm vịt, để 30 phút.

Nguyên liệu khác:

  • Khoai môn gọt vỏ sạch,cắt miếng vuông rồi chiên cho xém cạnh thì gắp ra đĩa để ráo dầu.
  • Củ sen cắt khoanh, nấm ngâm muối rồi cắt chân.
  • Dừa nạo vắt lấy 1 bát nước cốt và 1 lít nước dão.

Cách thực hiện:

Bước 1: Bắc nồi với chút dầu ăn trên bếp lửa lớn, trút vịt vào xào cho thật săn. Khi vịt ra mỡ nhiều và nước xào gần cạn thì cho nước dão dừa và nước dừa vào cho ngập vịt, bỏ thêm sả cây đập dập.

Bước 2: Tiếp tục nấu với lửa vừa, vớt bỏ phần mỡ vịt. Cho củ sen vào. Vì củ sen lâu chín hơn khoai môn nên cần cho vào trước.

Bước 3: Khi thấy thịt vịt hơi mềm bạn thêm nấm rơm rồi tiếp tục với khoai môn và ít dầu màu điều.

Bước 4: Nêm lại cho vừa ăn: vị đậm, mặn vừa, ngọt dịu. Cho nước cốt dừa sau cùng, đun sôi lại thì tắt bếp. Dọn ăn nóng trong lẩu với bún, mì. Khi ăn nhúng rau và tàu hũ ki.

Cách làm nước chấm cho món vịt nấu chao: Lấy 4 viên chao tán nhuyễn với 4 muỗng canh đường. Bắc lên bếp chảo nhỏ với ít dầu, cho sả băm vào phi vàng thì trút chao vào xào chung, cho thêm nửa bát nước cốt dừa, xào lửa nhỏ cho sệt lại làm nước chấm. Nếu muốn cay cho thêm sa tế.

Vịt nấu chao là một món ăn tuyệt vời cho gia đình vào dịp cuối tuần. Thịt vịt mềm hòa quyện cùng với vị béo, thơm của chao và nước cốt dừa,vị ngọt của nấm và củ sen đã tạo ra một món ăn luôn hấp dẫn với bất kì ai. Đây là món ăn sẽ vô cùng đặc biệt không những ngon mà còn hấp dẫn bởi màu sắc kích thích thị giác người ăn.

3. Những lưu ý khi ăn món vịt nấu chao

Thịt vịt và chao có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên chú ý một số điều sau đây khi ăn để bảo vệ sức khỏe tốt nhất/

Người bị bệnh gout không nên ăn thịt vịt

Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể.

Kiêng ăn thịt vịt khi mới phẫu thuật

Người mới qua phẫu thuật cần kiêng chất tanh cũng không nên ăn thịt vịt vì nó dễ làm cho vết thương lâu lành.

Người có hệ tiêu hóa kém lưu ý khi ăn thịt vịt

Theo đông y, vì thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn. Ngoài ra, thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ-xương-khớp.

Người huyết áp cao, người mắc bệnh thận không nên ăn chao

Do trong chao có chứa nhiều muối, vì vậy hãy cố gắng ăn ít hoặc không ăn; đối với những người bị thấp khớp, do chao có chứa purine sẽ khiến bệnh nặng thêm; đồng thời, những ai bị viêm loét đường tiêu hóa cũng không nên ăn chao. Ngoài ra, chao không thể dùng chung với mật ong, cách ăn này sẽ gây hại cho cơ thể, dẫn đến tiêu chảy.

Chao là một món ăn ngon, người bình thường nên ăn với lượng vừa phải nhằm tránh hấp thụ quá nhiều muối, làm tăng gánh nặng cho thận. Nói chung, với những ai có sức khỏe bình thường thì có thể ăn chao với lượng vừa phải cũng rất có lợi cho sức khỏe, nhưng cần chú ý những trường hợp không nên ăn chao.

Xem thêm bài viết :

Giúp chúng tôi đánh giá bài viết này
Share.

Comments are closed.