Dưới đây là những nguyên liệu cần chuẩn bị để thực hiện nấu xôi nếp tím. Bạn không nên để thiếu nguyên liệu nào vì như vậy sẽ ảnh hưởng hương vị của món xôi khi thưởng thức.
Lưu ý khi chọn nguyên liệu:
Gạo nếp: Gạo nếp được chọn nên là nếp thơm, nếp cái hoa vàng. Hạt gạo tròn, căng mịn, không bị sâu, mọt. Các hạt gạo có màu trắng ngà, kích thước đều nhau. Gạo nên ngâm với nước trong 3 – 4 tiếng trước khi nấu để xôi mềm dẻo, chín đều hơn.
Lá cẩm: Bạn nên chọn lá bánh tẻ, không quá già cũng không quá non để giúp món ăn thêm ngon.
Bước 1: Sơ chế lá cẩm
Lá cẩm nhặt bỏ cọng, rửa sạch. Tiếp đến bạn cho nước vào một cái nồi đặt lên bếp, bật lửa lên. Cho lá cẩm vào đun sôi, cho thêm một thìa muối vào. Đợi đến khi nước sôi thì hãy tắt bếp, lọc lấy nước lá cẩm và để riêng ra cho nguội.
Bước 2: Ngâm gạo với nước lá cẩm
Sau khi ngâm gạo với nước ấm, bạn tiếp tục ngâm gạo với nước lá cẩm trong khoảng 1 đến 2 tiếng. Xong rồi bạn vớt gạo ra để thật ráo nước. Xôi có màu đậm hay nhạt là tùy vào nước lá đặc sệt hay loãng và vào kinh nghiệm của mỗi người.
Bước 3: Lọc lấy nước cốt dừa
Tiếp theo, các bạn để dừa nạo vào tô, cho vào một ít nước nóng. Xong rồi cho dừa nạo vào túi vải và vắt lọc lấy nước cốt dừa.
Bước 4: Tiến hành đồ xôi
Bước cuối cùng, bạn cho gạo nếp vào nồi hong. Bạn nhớ để lửa lớn để hạt xôi được nở chín đều. Khi hạt xôi đã mềm, bạn cho nước cốt dừa vào rồi xới đều lên.
Hong xôi thêm khoảng 15 phút nữa thì cho đường vào để xôi được ngọt hơn. Quy trình đồ xôi chỉ hoàn thành khi hạt nếp chín mềm, dẻo mà không bị dính, xới lên từng lớp xôi màu tím đều màu, tươi, mùi thơm ngào ngạt cuốn hút, mới nhìn đã thấy ngon mắt.
Bước 5: Thưởng thức
Xôi tím thường được ăn cùng thịt, cá nướng hoặc chả quế. Hương thơm của hạt gạo nếp đượm cùng vị đậm đà cùng món ăn đi kèm sẽ khiến thực khách mê mẩn ngay từ những miếng đầu tiên.
Thưởng thức món xôi tím vào dịp thời tiết se se lạnh thì thực sự khó ai có thể kìm lòng được.
Nếu muốn món xôi dẻo hơn, ăn có vị bùi bùi thì bạn nên tiến hành ngâm gạo với nước cốt dừa .
Trong quá trình đồ xôi, khi thấy xôi bị khô, có thể rưới chút nước lên, trường hợp bạn rưới nước cốt dừa thì càng ngon.
Bạn chú ý điều chỉnh lửa sao cho phù hợp, ban đầu có thể để lửa to nhưng đến khi nước sôi thì bạn nên vặn lửa nhỏ để xôi có thể chín từ từ, không bị cháy khét mất ngon.
Cách làm món xôi tím Lai Châu ngon tuyệt đã được bài viết của chúng tôi hướng dẫn trên đây. Bạn có thể dễ dàng áp dụng công thức và chế biến để cả gia đình cùng nhau thưởng thức nhé!
Ngoài ra để tham khảo thêm các món đặc sản khác của vùng đất Lai Châu, các bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: Đặc sản của Lai Châu là gì?
Không chỉ đặc biệt về hương vị, sự “organic” trong suốt quá trình chăn nuôi…
Rượu vang là thức uống cao cấp và đem lại nhiều lợi ích cho sức…
Hiện nay, việc sử dụng các loại men xử lý hầm cầu tại các hộ…
Cũng như các loại vitamin B, C, D, Vitamin A đóng vai trò rất quan…
Quả nho có tốt cho phổi hay không? Có rất nhiều ý kiến cho rằng…
Gà là nguyên liệu ẩm thực phổ biến. Các món hầm từ gà là một…