Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

-  - Zalo

Cách làm món nộm rau dớn đơn giản chỉ trong 30 phút

0

Cập nhật vào 02/12

Bạn có thể tự làm món ăn này tại nhà với cách làm món nộm rau dớn chuẩn vị người Thái mà Món ngon miền Bắc sẽ chia sẻ ngay sau đây.

1. Nguồn gốc rau dớn

Rau dớn người Thái gọi là “pắc cút”, loại cây thuộc họ quyết, giống như cây dương xỉ, thân to, tán lá rộng, mặt lá có màu xanh nhẵn. Loại cây này chỉ mọc ở bờ suối, khe suối, nơi có độ ẩm cao. Từ xưa đến nay, rau dớn đã được người Thái lấy làm nguyên liệu để chế biến ra rất nhiều món ăn ngon. Trong đó không thể không kể đến món nộm rau dớn.

2. Cách làm món nộm rau dớn

Nguyên liệu:

  • Rau dớn
  • Gừng, tỏi, ớt
  • Nước cốt chanh tươi
  • Lạc
  • Rau thơm
  • Muối, mì chính

Cách làm:

Bước 1: Đầu tiên, bạn rang lạc cho đến khi chín vàng, sau đó dùng cối giã nhỏ lạc.

Bước 2: Bạn nhặt rau thơm, lấy ra những lá bị hỏng, xong rồi mang rau đi rửa thật sạch, tiếp đến lấy dao thái rối.

Bước 3: Rau dớn bạn nhặt lấy phần non, bỏ phần lá hỏng, vàng đi rồi đem rửa thật sạch. Sau đó đem rau ra phơi nắng cho tái nhưng vẫn giữ được màu xanh của rau.

Mẹo hay: Để có thể làm được món nộm rau dớn vừa ngon lại vừa mang được hương vị đặc trưng của dân tộc Thái thì bạn nên chọn những ngọn rau dớn còn non hay còn được gọi là bánh tẻ.

Bước 4: Bạn mang rau dớn để vào chõ xôi bằng gỗ rồi đun tầm khoảng 20 phút để rau dớn chín và giữ được màu xanh.

Mẹo hay: Bạn không nên luộc rau dớn, tốt nhất là đồ chín để giữ được vị ngọt ngọt, bùi bùi của rau dớn.

Bước 5: Sau khi rau đã được đồ chín thì bạn bỏ rau vào một chiếc bát to, cho thêm rau thơm, gừng, ớt, tỏi và nước chanh tươi vào rồi trộn đều. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn.

Bước 6: Cuối cùng, bạn hãy để khoảng 5 phút để rau dớn ngấm đều gia vị thì mới cho lạc rang được giã nhỏ lên trên là bạn có thể thưởng thức ngay nhé.

Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong món nộm rau dớn đúng chuẩn vị của người Thái rồi đó
Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong món nộm rau dớn đúng chuẩn vị của người Thái rồi đó

Với cách làm món nộm rau dớn trên đây sẽ mang đến cho các bạn vị bùi của rau dớn, vị giòn ngậy của lạc, chút chua ngọt của chanh, chút cay của ớt cùng với hương vị của rau thơm, đem đến cho bạn và gia đình một món nộm thơm ngon lạ miệng, kích thích vị giác tốt hơn.

Không chỉ là món ăn lạ, rau dớn còn là một vị thuốc đông y có công dụng chữa nhiều loại bệnh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về tác dụng của rau dớn và một số bài thuốc trong bài viết: 5 tác dụng của rau dớn chữa bệnh hiệu quả

3. Phương pháp bảo quản rau dớn rừng

Bảo quản sau sơ chế khô

Rau dớn hoàn toàn có thể phơi sấy khô để bảo quản lâu dài. Phương pháp này loại bỏ hết phần nước bên trong rau dớn (có thể chiếm tới 90%), ngăn chặn hoặc hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật. Rau dớn sau khi phơi sấy khô nên được đóng gói rút cân không để ngăn chặn ẩm mốc.

Bảo quản thông thường bằng nước

Bảo quản rau dớn ở nhiệt độ phòng trong một vài ngày là hoàn toàn có thể. Bạn tháo dây buộc và cắm chúng xuống khay, chậu hoặc cốc như người cắm hoa với lượng nước chỉ hạn chế bên dưới gốc, làm như vậy rau sẽ giữ tươi lâu hơn nếu để trong phòng mà không có nước.

Bảo quản rau tươi bằng ngăn mát

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia thì bảo quản thực phẩm lạnh làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Nhiệt độ ngăn mát của tủ lạnh ở 4 độ C hoặc thấp hơn được coi là an toàn, giảm thiểu nguy vi khuẩn thâm nhập gây ngộ độc thực phẩm.

Rau dớn được hái từ hoang dã về (không rửa qua nước) được bảo quan trực tiếp ngay bằng tủ lạnh thông thường ở chế độ mát. Với phương pháp này bạn nên chia nhỏ chúng vào các túi nilon kín trước khi cho vào tủ. Nếu cẩn thận hơn bạn có thể bọc chúng bởi lớp giấy thấm. Làm như vậy sẽ hạn chế khả năng phát triển của các loại vi sinh vật phân hủy gây thối rữa.

Để biết thêm cách làm các món ăn khác với rau dớn, bạn có thể tham khảo bài viết: 4 món ăn ngon từ rau dớn cho bữa cơm gia đình

5/5 - (4 bình chọn)
Share.

Comments are closed.