Advertisement
Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao: 0989121911 - tvnseos@gmail.com - Zalo
Đặc sản Tây bắc

4 cách làm món nộm đu đủ ngon, đơn giản

Qua những bài viết trước đây, monngonmienbac đã giới thiệu đến với các bạn món nộm rau, ngó sen, xoài…Hôm nay, chúng tôi sẽ nói đến một món ăn mới, đó chính là nộm đu đủ. Sau đây là tổng hợp những cách làm món nộm đu đủ vừa ngon vừa đơn giản để mọi người tham khảo.

Tác dụng của đu đủ

  • Giúp hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh: Trong quả đu đủ chứa rất nhiều chất xơ, vì thế thường xuyên ăn đu đủ có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, thoát khỏi chứng táo bón, thậm chí có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết. Ngoài ra, các dưỡng chất có trong đu đủ như: folate, vitamin C, beta-carotene, vitamin E cũng có khả năng giảm thiểu bệnh ung thư ruột kết. Vì vậy, tăng cường ăn đu đủ là cách đơn giản giúp bạn bảo vệ hệ tiêu hóa của mình.
  • Làm đẹp hơn cho vòng 1: Đu đủ có chứa chất enzyme chính là tác nhân giúp “đồi núi” nở nang. Hơn nữa, hàm lượng lớn Vitamin A trong đu đủ sẽ giúp cơ thể tổng hợp các hợp chất có tác dụng làm săn chắc và nở nang khuôn ngực của bạn. Thường xuyên ăn đu đủ xanh sẽ tăng số đo vòng một đáng kể.

Tác hại của đu đủ

  • Khiến tay co quắp, không còn cảm giác: Nếu ăn quá nhiều, chất beta carotene có trong đu đủ có thể khiến da đổi màu, co quắp và không còn cảm giác, y học gọi hiện tượng này là carotenemia. Nếu như người bệnh còn mắc thêm chứng vàng da thì mắt có thể chuyển sang màu trắng, lòng bàn tay và bàn chân chuyển sang màu vàng.
  • Có thể gây sảy thai: Đu đủ xanh được xem như một bài thuốc tự nhiên đế phá thai ngoài ý muốn. Trong khi đu đủ chín được coi là an toàn và bổ dưỡng thì đu đủ xanh lại có thể làm tăng nguy cơ khiến tử cung bị co thắt do có nhựa. Nếu bà bầu ăn phải nhựa của đu đủ xanh, thai nhi có thể bị ảnh hưởng dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, trẻ sinh ra bất thường thậm chí thai chết lưu.

Những ai không nên ăn đu đủ

  • Phụ nữ cho con bú: Phụ nữ Châu Á được khuyên nên ăn nhiều đu đủ để có nhiều sữa cho con bú. Tuy nhiên, ở những nơi khác, phụ nữ đang cho con bú được khuyên không nên ăn đu đủ, dù là chín hay xanh bởi các enzyme trong loại trái cây này có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vì vậy, để đảm bảo an toàn các bà mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn đu đủ.
  • Người dùng thuốc chữa bệnh loãng máu: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng chất papain trong đu đủ có khả năng làm loãng máu. Vì vậy, những người đang sử dụng thuốc giảm loãng máu hoặc thuốc chống máu đông như aspirin. Ngoài ra, những người vừa trải qua phẫu thuật vài tuần cũng nên tránh xa loại quả này do tính chất chống đông máu của nó.

Những cách làm món nộm đu đủ

Nộm đu đủ chay

Nguyên liệu:

  • Đu đủ xanh: 1 quả
  • Cà rốt: 1 củ
  • Lạc rang: 50 gr (khoảng nửa bát con là được)
  • Chanh: 1 – 2 quả
  • Ớt hiểm: 1 – 2 quả
  • Tỏi khô: 1 củ
  • Gia vị: mắm chay, giấm, đường, muối, mì chính

Cách làm:

  • Trước khi gọt vỏ đu đủ thì bạn cần rạch vài đường, đồng thời ngâm quả đu đủ trong chậu nước khoảng 15 phút cho nhựa trắng chảy ra hết. Sau đó, bạn tiến hành gọt sạch vỏ, rửa lại với nước rồi bổ dọc quả đu đủ để loại bỏ hết phần ruột hạt non bên trọng. Cuối cùng, bạn đợi đu đủ ráo nước thì tiến hành nạo thành sợi.
  • Với cà rốt thì đơn giản hơn, bạn chỉ việc gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi nạo sợi giống như đu đủ là được. Nạo xong thì bạn trộn đều cà rốt và đu đủ với nhau.
  • Bạn bắc nồi nước lên bếp, đun sôi. Khi nước sôi thì bạn cho phần đu đủ cà rốt vào trần qua thật nhanh. Xong xuôi thì bạn vớt tất cả ra rổ, tản đều và vẩy mạnh cho ráo nước.
  • Khi đu đủ cà rốt đã ráo nước thì bạn cho ra một chiếc bát tô lớn, thêm vào nửa thìa cà phê giấm và nửa thìa cà phê muối rồi trộn đều tất cả lên. Bạn ướp như thế trong khoảng 15 phút rồi dùng tay vắt nhẹ cho kiệt hết nước.
  • Bạn chuẩn bị một chiếc bát con, cho vào đó phần tỏi, ớt đã băm nhuyễn cùng với 2 thìa cà phê nước cốt chanh, 2 thìa cà phê nước lọc, 2 thìa cà phê nước mắm chay, khuấy đều lên cho tan hết.
  • Bạn rưới đều phần nước trộn nộm đã pha vào bát tô hỗn hợp đu đủ cà rốt đã chuẩn bị, sau đó trộn đều hỗn hợp lên cho ngấm gia vị. Lúc này, bạn có thể nếm xem đã vừa khẩu vị của gia đình hay chưa và có thể thêm thắt để vừa miệng hơn.
  • Khi ăn, bạn bày nộm ra đĩa, rắc lạc rang đã giã dập lên trên cùng với vài nhánh kinh giới, rau mùi nếu thích và chỉ việc thưởng thức thành phẩm của mình cùng cả nhà nữa mà thôi.

Xem thêm:

Nộm đu đủ thịt bò khô

Nguyên liệu:

  • Đu đủ xanh: 1 quả khoảng 500g
  • Thịt bò khô: 200g
  • Cà rốt: 1 củ
  • Lạc: 50g
  • Hành khô: 3 củ
  • Rau thơm: kinh giới, rau mùi, húng quế mỗi loại một nắm nhỏ
  • Giấm: 350ml
  • Đường cát trắng: 200g
  • Nước mắm: 1 thìa cà phê
  • Muối trắng: 1 thìa cà phê
  • Tỏi: ½ củ
  • Ớt tươi: ½ trái

Cách làm:

  • Đầu tiên, bạn dùng dao khía nhiều đường trên vỏ đu đủ xanh để đu đủ ra hết chất mủ màu trắng, sau đó rửa sạch rồi đem ngâm với nước thêm 15 phút nữa cho sạch mủ. Sau 15 phút, bạn vớt đu đủ ra ngoài, gọt sạch vỏ, rửa qua nước rồi cắt 4 theo chiều dọc.
  • Loại bỏ hết hạt và ruột đu đủ, đem rửa thật sạch cả bên trong lẫn bên ngoài. Dùng dao bào bào đu đủ thành những sợi mỏng, nếu không có dao bào bạn có thể xắt đu đủ thành những sợi nhỏ, dài cũng được.
  • Cà rốt đem gọt vỏ, rửa sạch, dùng dao bào bào cà rốt thành dạng sợi mỏng hoặc làm tương tự đu đủ, sau đó trộn cà rốt và đu đủ lại với nhau để tạo màu đẹp mắt.
  • Cà rốt và đu đủ thái sợi cho vào một cái chậu nhỏ, thêm 1 thìa muối lớn vào trộn đều rồi bóp mạnh tay cho đến khi sợi đu đủ, cà rốt mềm. Để như vậy thêm 15 phút nữa cho đu đủ thấm mặn thì thêm 1 chén nước sôi để nguội, đảo đều và mắt mạnh tay cho sợi đu đủ và cà rốt bớt mặn. Cuối cùng vớt ra để ráo.
  • Thịt bò khô nếu mua loại sợi thì bạn để nguyên, còn nếu là loại thịt bò khô miếng lớn thì hãy dùng tay xé thành các sợi nhỏ vừa ăn. Xé theo chiều dọc của thớ thịt.
  • Lạc cho vào chảo rang chín với lửa nhỏ, sau đó lấy ra để nguội, chà xát nhiều lần để lớp vỏ lụa tách ra, bạn lấy phần hạt cho vào cối giã dập. Lưu ý, chỉ nên giã dập để lạc có vị bùi sần sật khi ăn, không nên giã nát hoặc giã quá nhỏ vì sẽ không cảm nhận được hương vị của lạc. Không chỉ riêng món nộm này mà tất cả các món nộm khác cũng chỉ nên giã dập lạc rang là được.
  • Hành khô bóc vỏ, thái lát mỏng, đem phơi dưới nắng vài giờ cho héo rồi cho vào chảo chiên, đến khi hành chuyển màu vàng nâu, mùi thơm phức và vị giòn tan, béo ngậy thì vớt hành phi ra rây lọc cho ráo, tiếp đó đổ lên giấy thấm dầu cho hành khô hoàn toàn. Nếu không muốn tự làm, bạn có thể mua hành phi làm sẵn.
  • Rau mùi nhặt gốc, rửa sạch, thái nhỏ. Rau kinh giới, húng quế làm tương tự. Tỏi khô bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.
  • Ớt tươi rửa sạch, bỏ hạt, băm nhỏ, tùy vào khẩu vị ăn cay bạn có thể thêm bớt cho phù hợp. Cho ớt băm và tỏi băm vào một cái chén để làm nước trộn nộm.
  • Bạn lấy khoảng 350ml giấm ra tô, thêm 200g đường trắng, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê nước mắm, cuối cùng thêm tỏi băm, ớt băm vào trộn đều là được. Nếu làm nhiều nộm hơn định lượng của chúng tôi, bạn có thể thay đổi các gia vị sao cho phù hợp.
  • Cho đu đủ, cà rốt vào một cái âu lớn, rưới nước trộn nộm lên trên, đeo bao tay rồi dùng tay trộn đều hỗn hợp để đu đủ, cà rốt thấm nước trộn đậm đà. Tiếp theo, bạn cho thịt bò khô, lạc rang giã dập và rau thơm thái nhỏ vào trộn đều, nêm nếm gia vị lần nữa cho phù hợp với khẩu vị của gia đình. Lưu ý: Để nộm được ngon, bạn nên chuẩn bị sẵn các nguyên liệu, khi ăn chỉ nên trộn trước vài phút, nếu trộn lâu mà chưa ăn thì món nộm sẽ bị ỉu, màu sắc kém hấp dẫn, đậu phộng không còn vị bùi ngậy như lúc ban đầu.
  • Gắp nộm ra đĩa, nếu nộm ra nhiều nước thì để bớt nước lại, chỉ vớt phần cái. Rắc lên trên đĩa nộm một chút thịt bò khô, lạc rang, rau thơm và hành phi rồi thưởng thức.
  • Nộm đã được trộn sẵn gia vị nhưng nếu muốn món ăn đậm đà hơn, bạn nên pha thêm một bát nước mắm ăn kèm. Cách pha nước mắm khá đơn giản, bạn cho 3/2 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh xì dầu, 3/2 thìa canh đường, 3 thìa canh nước sôi để nguội và ớt băm, tỏi băm vào khuấy đều là hoàn thành xong món nộm này.

Nộm đu đủ tai heo

Nguyên liệu:

  • Tai lợn: 150g
  • Tôm sú tươi: 200g
  • Đu đủ xanh: 700g
  • Cà rốt: 100g
  • Lạc: 100g
  • Chanh tươi: 2 quả
  • Ớt sừng: 1 quả
  • Tỏi khô: 1 củ
  • Ngò rí: 1 bó nhỏ
  • Các gia vị thường dùng: hạt nêm, muối, nước mắm, đường…

Cách làm:

  • Ngò rí nhặt gốc, rửa sạch, để ráo, thái nhỏ, để riêng.
  • Đu đủ xanh cần sơ chế cẩn thận để loại bỏ chất mủ. Bạn dùng mũi dao khía nhiều vết trên vỏ đu đủ để đu đủ chảy hết nhựa trắng, rửa sạch lớp mủ, cho vào nước ngâm khoảng 15 phút. Lấy đu đủ ra, gọt vỏ, bổ tư, loại bỏ ruột và hạt, đem rửa thật sạch. Tiếp theo, bạn dùng dao bào để bào đu đủ thành sợi nhỏ.
  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, dùng dao bào bào cà rốt thành sợi nhỏ rồi trộn chung với đu đủ để tạo màu đẹp mắt.
  • Cho cà rốt và đu đủ vào một cái chậu nhỏ, thêm nắm muối vào trộn và bóp đều đến khi sợi đu đủ mềm. Để khoảng 15 phút cho đu đủ, cà rốt thấm muối thì đổ 1 chén nước sôi để nguội vào, đảo đều và vắt mạnh tay cho đu đủ, cà rốt bớt mặt, sau khi vắt khô thì lấy ra để riêng.
  • Tai lợn mua về làm sạch, cạo hết lông, rửa với nước muối và nước sạch nhiều lần. Cho tai lợn vào nồi nước, bắc lên bếp luộc; thêm vào nồi chút hạt nêm, đường, muối cho tai lợn đậm đà.
  • Luộc khoảng 25 – 30 phút thì vớt ra, để nguội rồi thái mỏng (thái dày mỏng tùy ý). Chỉ nên luộc tai lợn vừa chín tới để đảm bảo độ giòn của món ăn.
  • Tôm rửa sạch, cho vào nồi hấp hoặc luộc nhưng hấp sẽ giúp tôm giữ được vị ngon ngon tự nhiên. Khi tôm vừa chín tới bạn vớt ra để nguội, bóc vỏ, bỏ đầu, rút sợi chỉ đen ở sống lưng tôm để loại bỏ mùi tanh. Thịt tôm sau khi bóc có thể để nguyên con hoặc dùng dao chẻ đôi, để riêng.
  • Bắc chảo lên bếp, chờ cho chảo nóng thì cho lạc vào rang đều tay. Sau 10 – 15 phút, nếu thấy lớp vỏ lụa tách ra, ăn thử thấy bùi là lạc đã chín, tắt bếp rồi đổ ra ngoài, để nguội. Khi lạc nguội, bạn dùng tay chà xát để lớp vỏ lụa tách ra, sàng hết vỏ để lấy hạt lạc, cho vào cối giã dập (không nên giã nát).
  • Lấy một cái tô lớn, cho vào 3 thìa nước mắm ngon, 1,5 thìa đường, vắt nước cốt chanh, thêm 1 bát nước sôi để nguội vào khuấy đều cho đường tan hết. Cuối cùng, cho tỏi và ớt băm nhỏ vào trộn đều là xong.
  • Cho hết tai lợn thái nhỏ, tôm hấp, cà rốt, đu đủ, ngò rí vào một cái chậu nhỏ, sau đó rưới nước mắm chua ngọt vào trộn đều. Đeo bao tay nilong, dùng tay bóp nhẹ để nộm thấm nước trộn, để thêm 15 – 20 phút cho nộm thấm gia vị rồi đổ hết lạc rang vào trộn đều. Cho nộm ra đĩa, trang trí với rau thơm rồi thưởng thức.

Nộm đu đủ cà rốt

Nguyên liệu:

  • Đu đủ xanh: 1 quả chừng 500 – 600 gr
  • Cà rốt: 1 củ
  • Lạc rang sẵn: 100 gr
  • Chanh: 1 – 2 quả
  • Ớt hiểm: 1 – 2 quả
  • Tỏi: 1 củ
  • Rau răm: 1 mớ
  • Rau húng: 1 mớ
  • Gia vị: mắm, muối, đường, bột canh

Cách làm:

  • Với các loại rau gia vị như rau răm, rau húng thì bạn nhặt lấy phần non và rửa sạch, sau đó để ráo nước và thái nhỏ.
  • Với lạc đã rang chín, bạn chỉ việc giã dập ra rồi để riêng trong một chiếc bát con.
  • Tỏi thì bạn lột vỏ, đập dập và băm nhỏ; Ớt thì rửa sạch, bỏ hạt và cũng băm nhỏ như tỏi; Chanh thì bổ đôi, tách bỏ hết hạt đi để vắt lấy nước cốt nhé.
  • Với đu đủ xanh, nếu là đu đủ mới hái thì bạn cần dùng mũi dao rạch vài đường trên thân quả rồi ngâm vào nước để nhựa ra hết. Sau đó bạn mới tiến hành gọt vỏ, bổ dọc để lấy hết hạt non và màng trắng bên trong ruột. Cuối cùng thì bạn mới dùng chiếc dao nạo để bào đu đủ thành những sợi mảnh dài. Ngay sau khi bào xong, bạn có thể ngâm đu đủ trong nước muối loãng có pha đá lạnh để đu đủ được trắng và giòn hơn.
  • Với cà rốt, bạn chỉ việc gọt vỏ, rửa sạch rồi nạo thành sợi mảnh dài như đu đủ, sau đó ngâm cà rốt chung với đu đủ để cà rốt cũng được giòn hơn.
  • Hỗn hợp đu đủ với cà rốt ngâm xong thì bạn vớt ra rá và đợi cho đến khi thật ráo nước mới có thể làm nộm được. Sau khi ráo, bạn cho tất cả vào một chiếc âu lớn, thêm một chút muối vào, trộn đều và dùng tay bóp nhẹ cho ra hết nước. Sau đó, bạn vắt nhẹ đu đủ và cà rốt cho ráo rồi để sang một chiếc âu khô khác.
  • Bạn cho đường, nước cốt chanh, mắm, tỏi, ớt đã chuẩn bị vào một chiếc bát, trộn đều đến khi gia vị tan hoàn toàn. Trong phần này, bạn có thể tự gia giảm các loại gia vị để vừa miệng ăn của cả gia đình mình nhé.
  • Bạn từ từ rưới hỗn hợp nước làm nộm đã pha ở bước 4 vào âu đựng đu đủ cà rốt. Rưới xong thì bạn trộn đều lên, thêm các loại rau gia vị cùng với một nửa lạc rang vào, tiếp tục trộn lên một lần nữa. Bạn để nộm ngấm gia vị trong khoảng 15 phút là có thể dùng được. Khi ăn, bạn chỉ việc bày nộm ra đĩa, rắc lên trên cùng nốt phần lạc rang còn lại nữa là xong.

Được tổng hợp bởi monngonmienbac.net

5/5 - (2 bình chọn)
Chia sẻ
Người đăng
Quang Huy

Bài mới

Tiềm năng của thịt bò Tây Ban Nha tại thị trường Việt Nam

Không chỉ đặc biệt về hương vị, sự “organic” trong suốt quá trình chăn nuôi…

2 tháng trước

Uống rượu vang ăn với món gì để thưởng thức chuẩn hương vị?

Rượu vang là thức uống cao cấp và đem lại nhiều lợi ích cho sức…

3 tháng trước

Men xử lý hầm cầu mua ở đâu? Cách sử dụng men xử lý hầm cầu

Hiện nay, việc sử dụng các loại men xử lý hầm cầu tại các hộ…

4 tháng trước

Quả xoài có chứa nhiều vitamin A không?

Cũng như các loại vitamin B, C, D, Vitamin A đóng vai trò rất quan…

5 tháng trước

Quả nho có tốt cho phổi không?

Quả nho có tốt cho phổi hay không? Có rất nhiều ý kiến cho rằng…

5 tháng trước

10 Món hầm từ gà bạn nên thưởng thức

Gà là nguyên liệu ẩm thực phổ biến. Các món hầm từ gà là một…

5 tháng trước