Advertisement
Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao: 0989121911 - tvnseos@gmail.com - Zalo
Đặc sản Tây bắc

Bánh dày Điện Biên – đặc sản độc đáo của vùng đất Điện Biên

Chắc các bạn đã quá quen thuộc với bánh dày rồi phải không. Tuy nhiên bánh dày Điện Biên mang một hương vị đặc biệt mà không ở nơi nào có được.

Bánh dày Điện Biên được làm vào đúng dịp nơi đây thu hoạch mùa màng xong đương lúc thóc, ngô, khoai đầy kho, đầy bị. Hòa vào đó là khung cảnh thiên nhiên đang độ lộc xuân biếc xanh từng đầu cành, hoa đào nở thắm các sườn núi, hoa mận trắng vườn và các nam nữ thanh niên Mông trong những bộ trang phục đẹp nhất du xuân, tìm hiểu bạn đời. Cùng tới đây để thưởng thúc nền văn hóa cũng như nền ẩm thực phong phú của người dân hiếu khách nơi đây.

Nhiên liệu để tạo ra cặp bánh trắng ngân này đơn giản là thóc nếp nương, thứ thóc được chọn phải là nếp có nguồn gốc từ chính vùng cao này để đạt được tính dẻo, thơm, không được pha tạp. Gạo đồ cơm làm bánh dày được giã thủ công, nên khi phơi sấy cũng phải đủ nhiệt độ, nghĩa là không quá nắng để hạt gạo không gẫy nát, thơm ngon, vẫn còn lớp màng mịn bám ngoài hạt gạo tăng hương thơm cho bánh.

Khi hương thơm của gạo đã bay khắp bản, bay xa thì chuẩn bị đến bước giã gạo. Những mẻ xôi được đổ vào cối ngay từ khi hơi cơm vẫn còn bốc hơi nghi ngút và mùi hương lan tỏa khuyến rũ. Cối giã bánh dày được làm bằng thân cây gỗ chắc, thớ mịn, có mùi thơm và khoét rỗng ruột như thuyền độc mộc. Chày dùng để giã bánh dày có 2 đầu, cán ở giữa, quá trình giã được xoa mỡ chống dính. Để có thể giã được những mẻ bánh dày đúng chất lượng, ta cần những thanh niên khỏe mạnh, trai tráng, còn công việc chuẩn bị lá gói thì do phụ nữ đảm nhận. Mời bạn xem thêm cách trồng rau độc đáo tại nhà mà hiệu quả tại đây: https://goo.gl/2TI6C7

Bánh dày là một món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng ngày tết của đồng bào người Mông. Với hương thơm, vị thuần khiết của bánh dày nơi đây khiến cho rất nhiều đã thưởng thức sẽ nhớ mãi. Nó tượng trung cho đất trời, sự tròn trắng của người dân nơi đây. Và đây cũng là món ăn rất kì công, mất nhiều sức của người nấu ra.

Những tàu lá rong được rửa sạch chuẩn bị cho những mẻ gạo giã xong. Khi thổi xôi càng giã kỹ càng dẻo, tạo thành bột trắng mịn, dính quyện lấy nhau. Tiếp theo là công đoạn gói bánh được người phụ nữ đảm nhận, những cuộn xôi được giã mịn màng, trắng ngần, còn nóng hổi được vo tròn, xếp vào lá giong thành những hình tròn trắng mịn như bột lọc, nổi bật giữa nền xanh của lá tạo màu sắc hấp dẫn. Khi bánh còn nóng, gia chủ đặt những chiếc bánh lên những chiếc mẹt, trang trọng để lên chiếc bàn, đặt dưới bàn thờ tổ tiên. Gia chủ làm lễ cúng gọi là “cúng bánh dày”, cúng tạ ơn tổ tiên, ông trời đã phù hộ cho một năm sản xuất, bội thu, con cháu khỏe mạnh và mời tổ tiên về ăn tết với gia đình. Bánh dày là món ăn hấp dẫn đối với mọi người trong ngày tết cổ truyền và đặc biệt nhất là của người Mông ở vùng cao, biên giới.

Xem thêm :

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ
Người đăng
Quang Huy

Bài mới

Tiềm năng của thịt bò Tây Ban Nha tại thị trường Việt Nam

Không chỉ đặc biệt về hương vị, sự “organic” trong suốt quá trình chăn nuôi…

2 tháng trước

Uống rượu vang ăn với món gì để thưởng thức chuẩn hương vị?

Rượu vang là thức uống cao cấp và đem lại nhiều lợi ích cho sức…

3 tháng trước

Men xử lý hầm cầu mua ở đâu? Cách sử dụng men xử lý hầm cầu

Hiện nay, việc sử dụng các loại men xử lý hầm cầu tại các hộ…

4 tháng trước

Quả xoài có chứa nhiều vitamin A không?

Cũng như các loại vitamin B, C, D, Vitamin A đóng vai trò rất quan…

5 tháng trước

Quả nho có tốt cho phổi không?

Quả nho có tốt cho phổi hay không? Có rất nhiều ý kiến cho rằng…

5 tháng trước

10 Món hầm từ gà bạn nên thưởng thức

Gà là nguyên liệu ẩm thực phổ biến. Các món hầm từ gà là một…

5 tháng trước