Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

-  - Zalo

Phụ huynh nên làm gì khi trẻ lười học?

0

Cập nhật vào 04/01

Bạn đang đau đầu vì con bạn lười học, dù đã thử nhiều cách nhưng kết quả học tập của con mình vẫn không khá hơn. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bậc phụ huynh nên làm gì khi trẻ lười học để khiến con mình chăm chỉ học bài mà không tạo áp lực cho con.

Phụ huynh nên làm gì khi trẻ lười học? 1

Trẻ không hứng thú với sách vở

Nào hãy cùng monngonnambo.net tìm hiểu bài viết sau đây:

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ lười học

Trẻ lười học là nỗi khổ tâm của không ít bậc cha mẹ, trước hết chúng ta cần phải nhìn nhận vấn đề lười học của trẻ theo nhiều chiều. Trẻ em lười biếng có nghĩa là trẻ sẽ không làm gì cả chỉ ngồi yên một chỗ, không nói cười, không thích chơi đùa. Các phụ huynh nên chú ý nếu con bạn lâm vào tình trạng đó thì bạn nên đưa con tới các cơ sở y tế để khám vì có thể trẻ đang có vấn đề về sức khỏe.

Còn những trẻ vẫn vui chơi, hoạt động bình thường mà chỉ lười học, không muốn học và cầm vào sách vở. Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ không thích học, lười học, thậm chí là sợ học.

Có thể là do trong vấn đề học tập trẻ bị áp lực từ phía các bạn học, nhà trường hoặc có thể từ bản thân các bạn mà vẫn chưa nhận ra. Cũng có thể là trẻ không hứng thú với việc học vì nó nhàm chán, không thú vị như các trò chơi nên không thu hút bé tập trung cho việc học tập.

Phụ huynh nên làm gì khi trẻ lười học? 2

Học không vui như các trò chơi

Để tìm ra nguyên nhân các bạn hãy học cách làm bạn với trẻ để con nói ra suy nghĩ của mình bằng cách vui chơi với trẻ, nói chuyện và quan sát trẻ nhiều hơn… Khi đã tìm ra nguyên nhân chúng ta có thể từ từ giải thích cho con hiểu và khuyên bảo con. Tuy nhiên các phụ huynh cần phải linh hoạt trong vấn đề này.

Những điều phụ huynh nên làm khi trẻ lười học

  1. Không nhắc con học bài

Các ông bố, bà mẹ khi nghe đến điều này sẽ rất ngạc nhiên và có những câu hỏi như: nó đã lười rồi mà không nhắc nó học thì chẳng phải càng lười hơn nữa sao? Nếu tôi không nhắc nhở nó sẽ không học đâu.

Đúng vậy nếu chúng ta không nhắc có thể chúng sẽ không học. Tuy nhiên, việc ta nhắc nhở trẻ học sẽ tạo thói quen không tốt cho chúng, nhắc thì học không nhắc thì thôi nên nếu sau này không có bất cứ lời nhắc nhở nào chúng cũng sẽ không học. Trẻ sẽ có thói quen ỷ lại và nghĩ rằng việc học là để làm bố mẹ vui lòng, là việc của bố mẹ chứ khồn phải của bản thân nó.

  1. Trao đổi với giáo viên để nắm bắt tình hình học tập của con mình

Qua một thời gian không nhắc nhở con học tập ở nhà trẻ sẽ quên làm bài tập, học bài cũ. Khi đến lớp bị cô giáo phạt vì tội không làm bài tập nó sẽ dần hiểu ra việc học là công việc của nó chứ không phải của bố mẹ.

Khi con lười học các phụ huynh nên trao đổi với giáo viên nhiều hơn. Khi biết con bị phạt bạn không nên bênh con, cũng không nên la mắng con nữa, mà hãy nhẹ nhàng nói chuyện với con để giúp con hiểu rõ vấn đề và hướng dẫn con họ tập đúng cách.

Phụ huynh nên làm gì khi trẻ lười học? 3

Không nên la mắng con

  1. Tuyệt đối không được so sánh con mình với những người cùng trang lứa

Việc bạn so sánh con mình hoặc lấy ai đó giỏi hơn con mình để làm gương là việc không nên làm một chút nào vì đó là sự xúc phạm nhân cách đối với con bạn. Hãy dành những lời khen khi con có tiến bộ, hoặc con đã tích cực nhưng điểm số chưa cao. Phải biết động viên và khích lệ con mỗi ngày vì thay đổi cũng phải cần có thời gian.

  1. Không giảng bài cho con

Khi cha mẹ xúm vào giảng bài, con sẽ thấy khoảng cách cha mẹ và con xa nhau vì ít cha mẹ đủ kiên nhẫn và dịu dàng khi học kèm cùng con. Học là việc của con, nếu con không hiểu, con đến gặp cô để hỏi, con có thể tìm hiểu các thông tin trong sách vở để bổ sung. Đừng lo lắng quá mức nếu con không hiểu một chỗ nào đó mà vẫn bỏ qua.

Có nhiều cách để bổ sung bởi vì giáo dục Việt Nam theo vòng xoáy trôn ốc, bài học đó sẽ quay lại vào lúc nào đó và bổ sung kịp thời cho con. Hơn nữa, cách giảng bài của cha mẹ khác với cô giáo, con sẽ vô cùng hoang mang và không biết đâu là đúng. Cha mẹ can thiệp vào cô sẽ khó dạy con, đến lúc đó, áp lực sẽ dồn lên vai con và con sẽ khổ sở vì sự can thiệp này.

Qua bài viết trên, mong là các ông bố, bà mẹ đã biết mình cần phải làm gì và không nên làm gì để giúp con hết bệnh lười học.

Được tổng hợp bởi trung tâm https://giasuviet.com.vn/

Giúp chúng tôi đánh giá bài viết này
Share.

Comments are closed.