Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

-  - Zalo

Nên thuê gia sư là sinh viên vẫn đang học hay đã ra trường?

0

Cập nhật vào 23/06

Sự nhiệt tình, tỉ mỉ, cẩn thận và tinh thần cầu tiến, ham học hỏi là những điểm chung của gia sư sinh viên. Tuy vậy nhiều phụ huynh lại có băn khoăn “Nên thuê gia sư là sinh viên vẫn đang học đại học hay đã ra trường?”

Hiện nay, số lượng sinh viên đăng ký làm gia sư rất nhiều và họ cũng chiếm được tình cảm và sự tin tưởng từ các bậc phụ huynh đến học sinh. Họ có tính cách trẻ trung, yêu đời và gần gũi, tâm lý với học sinh của mình.

Họ là người truyền ngọn lửa, đam mê của mình cho học sinh và học sinh cũng tiếp nhận nó bằng sự cố gắng, nỗ lực học tập của mình. Với chừng ấy lý do, gia sư sinh viên đang ngày càng dành được cảm tình của phụ huynh và đặc biệt là học sinh.

Những gia sư sinh viên học tập tốt, giảng dạy tốt vừa là người thầy “đặc biệt” của con trẻ, vừa là tấm gương sáng để các con noi theo.

Thuê gia sư sinh viên đang đi học hay đã ra trường

Tuy nhiên, giữa sinh viên đang ngồi ghế nhà trường và sinh viên đã tốt nghiệp, đối tượng nào được xem là phù hợp hơn với việc gia sư cho học sinh tại nhà?

1. Đối với sinh viên vẫn còn đi học

Phụ huynh thuê gia sư cho con là sinh viên đang theo học tại các trường đại học danh tiếng: Sư phạm, Bách Khoa, Ngoại Thương, Y, Kinh tế Quốc Dân…

Ưu điểm: Đây là những sinh viên vừa tốt nghiệp THPT nên kiến thức sách vở của họ rất vững vàng, chắc chắn. Họ có những bài học kinh nghiệm về cuộc sống và cả những kinh nghiệm “thi đấu” trên “đấu trường” học thức.

Gia sư sinh viên năm nhất năm hai thực sự hiệu quả đối với các bạn lớp 12 đang luyện thi đại học bởi các gia sư sinh viên này mới trải qua kỳ thi đại học nên còn nhớ rất rõ các kiến thức và các phương án đối phó với từng dạng đề thi.

Ngoài ra, chiến thuật ôn tập theo từng giai đoạn cũng là một thứ mà các gia sư sinh viên có thể chia sẻ với học viên của mình.

Nhược điểm: Kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều.

Tuổi đời quá trẻ nên một số kỹ năng : giao tiếp, xử lý tình huống, kiềm chế cảm xúc… còn hạn chế. Vì thế, một số tình huống gia sư sinh viên trẻ có đủ độ nghiêm khắc cần thiết với học sinh, nhất là với các em cấp ba.

Gia sư trẻ dễ gần gũi với học trò nên có thể  sẽ bao che cho con bạn trong  một số trường hợp, hoặc có thể bị cảm tính xen lẫn vào công việc.

2. Đối với sinh viên đã tốt nghiệp

Phụ huynh chọn gia sư là sinh viên đã tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng: Sư phạm, Bách Khoa, Ngoại Thương, Y, Kinh tế Quốc Dân…và cũng đã từng là gia sư trong quá trình ngồi ghế nhà trường.

Gia sư sinh viên đã tốt nghiệp đại học

Ưu điểm: 

Gia sư có kinh nghiệm sẽ dạy học sinh ôn thi theo đúng quy chế ra đề của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp cho phụ huynh và học sinh cảm thấy an tâm hơn rất nhiều.

Một gia sư trải qua nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy sẽ có tích lũy được nhiều phương pháp dạy phù hợp cho từng đối tượng và từng giai đoạn học tập của học sinh.

Họ biết cách để tiếp cận và gần gũi với học trò, từ đó có cách dạy tốt và phù hợp hơn, đồng nghĩa với việc hiệu quả học tập sẽ tăng lên rất nhiều.Họ cũng sẽ biết cách cư xử khéo léo, đúng mực, tạo được niềm tin của phụ huynh.

Gia sư có kinh nghiệm luôn chuẩn bị chu đáo giáo án trước khi đi dạy, đồng thời lên được khung của bài giảng hôm đó sẽ bắt đầu như thế nào, kết thúc ra sao, thời lượng cho mỗi phần là bao nhiêu….

Nhờ  rèn luyện giọng nói, âm điệu, cách diễn đạt logic và có hồn qua nhiều năm, nên họ thuyết trình trước học trò tự tin hơn, khiến cho bài giảng trở nên lôi cuốn, dễ hiểu, khiến những học sinh không có thành tích học tập tốt cũng tiếp thu được.

Kể cả khi gặp những tình huống oái oăm, gia sư biết cách  bình tĩnh và tìm cách xử lý hợp tình hợp lý.

Nhược điểm:

Bên cạnh nhiều ưu điểm trên, gia sư là sinh viên đã ra trường cũng có ít hạn chế nhất định như: khoảng cách về độ tuổi làm khó hơn để tạo sự trẻ trung, gần gũi với học sinh.

Sinh viên ra trường sẽ có nhiều hơn những hoài bão, tham vọng trong công việc, cuộc sống, khó lòng tập trung cho một công việc gia sư, dẫn đến độ nhiệt huyết kém hơn so với các bạn đang ngồi ghế nhà trường. Họ cũng có những yêu cầu cao hơn về mức lương, về cách đối xử của phụ huynh…

“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi… điều kiện”,  mỗi học sinh mỗi cách tiếp thu tri thức khác nhau.  Vì thế ba mẹ nên lựa chọn gia sư vừa phù hợp với khối lượng kiến thức cần tiếp nhận, vừa phù hợp với tính cách và sở thích của con em mình.

Cần hiểu rằng gia sư không chỉ là một người thầy mà còn là một người bạn. Hãy lựa chọn cho con em mình một người gia sư không chỉ vững vàng về kiến thức chuyên môn mà còn có thể truyền tải những bài học, kinh nghiệm cuộc sống đến con em mình một cách nhiệt tình và tâm huyết nhất.

Giúp chúng tôi đánh giá bài viết này
Share.

Comments are closed.