Cập nhật vào 10/12
Điều trị bệnh trầm cảm là việc làm cần thiết đối với những bệnh nhân hiện đang mắc bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây thì các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm còn có những tác động tốt đến bệnh nhân mắc bệnh Parkinson.
Các nhà nghiên cứu thuộc Khoa tâm thần và thần kinh ĐHYK Robert Wood Johnson đã tiến hành một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng so sánh phương pháp hành vi nhận thức trị liệu (CBT) kết hợp theo dõi lâm sàng với phương pháp dùng thuốc chống trầm cảm ở bệnh nhân Parkinson từ 4/2007 đến 7/2010.
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Journal of Neuropsychiatry and Clinical Neurosciences đã đưa ra các kết luận về các biến số theo dõi là kích hoạt hành vi tác phong, khả năng tái tạo nhận thức, chất lượng giấc ngủ, biểu hiện lo âu và phương pháp hỗ trợ tâm lý sau khoảng thời gian nghiên cứu 10 tuần lễ.
Các bác sĩ phát hiện tình trạng trầm cảm và lo âu của bệnh nhân được cải thiện đáng kể cùng khả năng trí nhớ và các kỹ năng thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời có sự tiến bộ trong hoạt động tâm lý thần kinh so với hoạt động chức năng ở bệnh nhân Parkinson như mức độ bệnh, tuổi tác và học vấn (trước khi bị bệnh). Khả năng hoạt động trí nhớ, thức hiện kỹ năng sống và tình trạng trầm cảm đều cải thiện theo thời gian điều trị.
Nghiên cứu này bước đầu cho thấy chứng cứ cải thiện trí nhớ và kỹ năng thực hành có thể cải thiện sau điều trị tâm lý. Lo âu thường đi kèm trầm cảm có thể ảnh hưởng tới thay đổi nhận thức ở bệnh nhân Parkinson và cũng có thể liên quan nhiều nhất trong đánh giá khả năng nhớ. Do đó, chữa trị bệnh trầm cảm ở bệnh nhân Parkinson nên bắt đầu trước mục đích trị liệu suy giảm nhận thức. Và nghiên cứu này đã cho thấy điều trị hiệu quả bệnh trầm cảm có thể cải thiện khả năng nhận thức ở bệnh nhân Parkinson.
Hiện nay một số bệnh nhân lớn tuổi đến khám chuyên khoa tâm thần sau một thời gian hoặc đang điều trị liệt run do bệnh Parkinson với khá nhiều loại thuốc. Với mục đích dùng thuốc để bớt run, ổn định hành vi, ngủ đêm được và tỉnh táo là tương đối khó khăn. Trong khi đó, một số thuốc chuyên khoa tâm thần (nhằm ổn định hành vi và ngủ được) dùng trước đó có thể cải thiện một số triệu chứng trên nhưng cũng thúc đẩy suy giảm nhận thức, chưa kể lý do tương tác thuốc ít mang lại hiệu quả điều trị và gây ra các tác dụng phụ không mong muốn khác.
Trong DSM-5 và ICD-10 đều có mã số chẩn đoán tác dụng phụ ngoại tháp gây ra do các thuốc an thần kinh (332.1 và G21.11) và do các loại thuốc khác (332.1 và G21.19) nên cần lưu ý khi sử dụng các thuốc chuyên khoa tâm thần (và một số loại thuốc khác) cho bệnh nhân lớn tuổi. Ngoài tác dụng phụ ngoại tháp, các thuốc này còn có thể gây rối loạn nhận thức nhẹ (331.83 và G31.84) hoặc (331.9 và G31.9) nặng ở người bị bệnh Parkinson.
>>>Xem thêm…: Cách phát hiện bệnh tiểu đường
Một số biểu hiện như cử chỉ chậm chạp, bồn chồn, nét mặt đờ đẫn ở người bị bệnh Parkinson hay hội chứng Parkinson và các triệu chứng thường gặp như rối loạn giấc ngủ, kém tập trung, buồn chán, … rất dễ được xem như các triệu chứng trầm cảm ở người lớn tuổi, rất cần được kết hợp thăm khám và điều trị chuyên khoa sớm.