Cập nhật vào 10/12
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân cường giáp và vận động như thế nào để tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả?. Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm bởi nó ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của bệnh nhân.
Hãy cùng monngonmienbac.net tham khảo chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân cường giáp và vận động sau đây:
-
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân cường giáp
Mục đích của chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân cường giáp là hạn chế tỷ lệ trao đổi chất, trao đổi phân giải protein để cung cấp nhiệt năng, hydrat cacbon cao hơn. Ăn các thực phẩm như: đậu, lạc, tía tô… để có thể ức chế tuyến giáp, cũng như kiêng ăn những loại thức ăn có hàm lượng có iot cao, không nên ăn nhiều thức ăn cay nóng, thực phẩm sống chưa qua chế biến…
Theo đó, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân cường giáp cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Tăng cường bổ sung calo, nhiều chất đạm lành mạnh với các nguồn thực phẩm an toàn, hạn chế tình trạng sụt cân, thiếu dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy nhược, mệt mỏi.
- Hạn chế hấp thu quá nhiều muối iot và các loại thức ăn giàu iot để ngăn chặn tình trạng sản xuất ra quá nhiều hormone tuyến giáp, khiến bệnh ngày càng nguy hiểm. Một số trường hợp cường giáp ngược lại cần tăng thêm nhiều iot do thiếu iot vượt mức cần thiết, gây cường giáp, bướu cổ.
- Không chọn ăn uống các loại thực phẩm có chức năng lợi tiểu quá nhiều, để tránh sự bài tiết dinh dưỡng qua đường tiết niệu.
- Bổ sung thêm các khoáng chất vitamin, kẽm do bệnh nhân cường giáp thường gặp tình trạng khan hiếm các loại nguyên tố kẽm, quá trình trao đổi canxi.
- Hỗ trợ tăng cường các loại vitamin có khả năng hạn chế các chất chống oxy hóa xuất hiện. Những loại vitamin cần thiết nhất là C, E, A… có thể chống lại những triệu chứng mệt mỏi do cường giáp gây ra.
Từ những đặc điểm của chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân bị cường giáp. Ta có thể rút ra được những kinh nghiêm quý báu để chọn lựa thực phẩm, nhằm giải đáp cho những băn khoăn khi bị cường giáp nên ăn gì?
- Các loại rau củ, rau lá xanh để bổ sung thêm Magie và khoáng chất cho cơ thể, hỗ trợ chức năng trao đổi chất và khả năng hoạt động của tuyến giáp. Khi mắc cường giáp, nếu thấy có những biểu hiện đau cơ, mệt mỏi, nhịp tim không đều… thì có thể bạn đang thiếu Magie cho cơ thể. Song hạn chế ăn củ cải và vông cải xanh, bởi 2 loại rau củ này đều có chức isothiocyanates, có thể làm hạn chế hấp thu iot không tốt cho người mắc hội chứng cường giáp.
bông cải xanh rất tốt cho những bệnh nhân bị cường giáp
- đậu là thực phẩm phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân cường giáp. Trong đó đậu nành được cho là loại đậu tốt nhất để có thể hấp thu theo nhiều dạng khác nhau như uống sữa, hấp, rang… Tuy vậy tùy theo triệu chứng cường giáp của bệnh nhân là thiếu iot hay thừa iot, mà bác sĩ sẽ khuyên nên ăn nhiều đậu nành hoặc giảm bớt lại.
- Đạm hữu cơ là lựa chọn tốt nhất bởi bệnh nhân cường giáp cần ăn nhiều thịt đạm để đảm bảo calo cho cơ thể.
- Bổ sung thực phẩm gluten, là loại thực phẩm có nhiều trong lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch… giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt trong đường ruột. Bệnh nhân có thể ăn các món ăn giàu gluten như cháo yến mạch, ngũ cốc, bánh mì đen… để tăng phản ứng miễn dịch tự động, hạn chế nguy cơ suy giáp, mắc bệnh cường giáp.
- Không ăn quá nhiều chất xơ vượt mức cho phép của bác sĩ và đường.
-
Chế độ vận động:
Bất kể tình trạng sức khỏe và hoạt động thể dục thể chất của bạn như thế nào thì việc chạy bộ trong khi tình trạng cường giáp không được điều trị là rất nguy hiểm. Kể cả các bệnh nhân trẻ và có sức khỏe phù hợp với việc chạy bộ thì các nguy cơ bệnh lý tim mạch nguy hiểm vẫn có thể xảy ra.
Do vậy, bệnh nhân bị cường giáp không kiểm soát được có nguy cơ trải qua rối loạn nhịp tim, hoặc nhịp tim bất thường, giãn nở tim, hay tăng kích thước của khoang tim, cũng có thể gây nguy hiểm cho người chạy bộ. Bệnh nhân có thể gặp tình trạng ngừng tim hoặc tăng huyết áp trong thời gian gắng sức hoặc khi chạy bộ.
người bị bệnh cường giáp nên vận động nhẹ nhàng
Với bệnh nhân cường giáp, nhịp tim lúc nghỉ ngơi cũng hoạt động ở mức 100 nhịp/phút do đó, người bệnh nên chuyển sang các hoạt động ít tiêu hao năng lượng như đi bộ. Bắt đầu bằng cách đi bộ với tốc độ bình thường từ 15 đến 30 phút mỗi ngày mà không dừng lại.
Bạn nên tập luyện cùng một ai đó, để đảm bảo luôn có người trợ giúp khi phải dừng lại và nghỉ ngơi do cảm giác của sự kiệt sức hoặc nhịp tim nhanh. Nếu người bệnh tự tin có thể thực hiện các bài tập với mức độ cao hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nội tiết để có thể kéo dài thời gian trong một buổi đi bộ và xen kẽ những lúc chạy bộ nhẹ nhàng.
Xem thêm: