Cập nhật vào 10/12
Với cuộc sống hiện đại nhiều áp lực, tỉ lệ người mắc bệnh hội chứng sợ xã hội ngày càng tăng. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh sợ xã hội và cũng như cách khắc phục căn bệnh này.
Bệnh sợ xã hội là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu. Nếu các bạn thấy mình có những dấu hiệu dưới đây thì hãy đến khám bác sĩ ngay để được điều trị nhé. Bệnh có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu để lâu, đặc biệt phải kể đến bệnh trầm cảm. Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ và hành xử của bạn, có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tình cảm và thể chất. Bởi vậy, trầm cảm khiến cho cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn, thậm chí tạo ra những kết cục rất bi thảm. Các bạn hãy tham khảo những dấu hiệu của bệnh trầm cảm để có thể phát hiện bệnh kịp thời. Còn sau đây hãy cùng monngonmienbac.net tìm hiểu bài viết sau đây.
-
Nội dung chính
Nguyên nhân của bệnh hội chứng sợ xã hội là gì?
Người mắc hội chứng sợ xã hội
Đổ mồ hôi, tim đập nhanh, đỏ mặt… là những dấu hiệu mà những người mắc hội chứng sợ xã hội thường gặp khi phải giao tiếp với mọi người xung quanh, đặc biệt là người lạ. Có rất nhiều nguyên nhân cũng như các yếu tố nguy cơ dẫn đến hội chứng sợ xã hội này.
+ Giới tính: Theo các nhà khoa học thì tỉ lệ mắc hội chứng sợ xã hội ở nữ giới cao gấp 2 lần so với nam giới.
+ Tiền sử gia đình: Những người có người thân như cha mẹ, ông bà, anh chị mắc hội chứng sợ xã hội thì nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nhiều lần so với những người mà gia đình chưa từng có ai mắc bệnh.
+ Quá khứ không tốt: Những người trước kia bị làm dụng tình dục, bạo hành hay bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt đều sẽ bị ảnh hưởng tâm lí trầm trọng và có thể dẫn đến bệnh hội chứng sợ xã hội.
-
Dấu hiệu nhận biết bệnh sợ xã hội
- Có những suy nghĩ hoang tưởng
Ở môi trường nào mà không có người thân bên cạnh thì người mắc hội chứng sợ xã hội luôn tìm cách để cách li với người khác. Đôi khi trên đường họ gặp một ai đó và tưởng tưởng tượng những người đó có những hành vi thật đáng sợ nên luôn tìm cách tránh xa để thoát khỏi mối nguy hiểm.
- Né tránh những tình huống mà dễ bị phán xét
Những người mắc căn bệnh này thường sợ cảm giác bị phán xét, họ sợ bị ai đó nói mình ngu ngốc, là một kẻ thất bại. Chính vì vậy họ thường xuyên né tránh những hoạt động giao tiếp trong cuộc sống mà theo họ có nguy cơ bị phán xét cao.
- Chỉ cảm thấy thoải mái với người thân xung quanh
Những người mắc hội chứng sợ xã hội thường né tránh khi phải tiếp xúc với người lạ. Trong trường hợp bắt buộc phải giao tiếp với người lạ thì họ cảm giác lo lắng, bồn chồn, không dám nhìn thẳng mắt vào đối phương mà cứ cúi gằm mặt xuống đất. Chỉ những người thật sự thân thiết như bố mẹ, anh chị, bạn thân mới có thể khiến người bệnh nói chuyện thoải mái.
Họ sợ đứng trước đám đông
- Sợ đứng trước đám đông
Việc đứng trước đám đông có thể coi là điều kinh khủng đối với những người mắc hội chứng sợ xã hội. Lúc này trước hàng chục, hàng trăm ánh mắt từ mọi người xung quanh hướng về người bệnh thì họ cảm thấy sợ hãi, căng thẳng, tóat mồ hôi, run rẩy, khó khăn trong việc thể hiện ngôn từ. Nếu yêu cầu người bệnh phát biều một vài câu gì đó thì một là họ tìm mọi cách từ chối, hai là sẽ nói nhưng lắp bắp không rõ lời.
-
Cách điều trị hội chứng sợ xã hội
- Điều trị bằng thuốc: Loại thuốc thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị cho người bệnh mắc hội chứng sợ xã hội đó chính là thuốc chống trầm cảm và lo lắng. Trong đó loại thuốc thường được sử dụng nhiều nhất đó chính là Monoamine oxidase có công dụng hữu hiệu trong việc điều trị hội chứng sợ xã hội. Tuy nhiên việc uống thuốc của người bệnh cần tuân thủ theo đơn thuốc, liều lượng mà bác sĩ đưa ra, thời gian uống thuốc cũng cần lưu ý, không nên uống trong thời gian quá dài vì có thể ảnh hưởng sức khỏe người bệnh.
- Điều trị bằng tâm lí: Đây là phương pháp mà hầu hết các bệnh nhân mắc hội chứng sợ xã hội đều áp dụng vì hiệu quả đem lại rất cao. Bệnh nhân có thể tìm đến các bác sĩ nhiều kinh nghiệm hay các chuyên gia tâm lí để được đưa ra những lời khuyên, tư vấn tốt nhất, cách để hòa nhập với mọi người xung quanh một cách dễ dàng.
Xem thêm: