Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc.
Cứ đến ngày 23 tháng Chạp (ngày 23/12 âm lịch) hàng năm, các gia đình người Việt Nam sẽ làm mâm cơm nhỏ, tiễn ông Táo lên thiên đình. Đây không phải là hủ tục mê tín dị đoan mà là một tín ngưỡng thờ cúng dân gian của dân tộc ta. Phong tục này đã được người Việt Nam truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một nét bản sắc văn hóa độc đáo của nước ta.
Tùy thuộc vào điều kiện và gia cảnh, mỗi gia đình có thể chuẩn bị lễ cúng ông Công, ông Táo phù hợp.
Theo quan niệm dân gian, mâm cúng ông Công ông Táo là lễ tiễn các vị quan cai quản đất đai và bếp núc lên báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm tốt xấu của gia chủ.
Tuy nhiên, theo thói quen, người ta vẫn làm lễ tiễn ông Táo chầu Trời rất trọng thể bởi kể từ ngày “tiễn” Táo quân, không khí Tết cũng đã bắt đầu nhộn nhịp.
Lễ vật cúng Táo quân chắc chắn không thể thiếu 3 chiếc mũ ông Công, ông Táo: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà.
Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
Ngoài ra, còn có áo, hia và một số vàng thoi bằng “vàng mã” kèm theo bài vị mới cho Táo Công.
Ở miền Bắc, một tập tục nữa vẫn được nhiều người duy trì là cúng một con cá chép sau đó “phóng sinh” (thả ra sông hồ) với ngụ ý “cá chép hóa rồng”, làm phương tiện đưa ông Táo về chầu Trời.
Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Theo Báo Giao thông, Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường thấy nhất bao gồm:
– 1 đĩa gạo
– 1 đĩa muối
– 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng
– 1 con cá chép rán hoặc cá chép sống
– 1 bát canh mọc hoặc canh măng
– 1 đĩa xào thập cẩm
– 1 đĩa giò
– 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
– 1 đĩa chè kho
– 1 đĩa hoa quả
– 1 ấm trà sen
– 3 chén rượu
– 1 quả bưởi
– 1 quả cau, lá trầu
– 1 lọ hoa đào nhỏ
– 1 lọ hoa cúc
– 1 tập giấy tiền, vàng mã
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là thời điểm kết thúc một năm lao động, hoàn tất mọi công việc bận rộn của một năm để tiễn Táo quân lên báo cáo trên Thiên đình.
Vì vậy, mỗi gia đình cần phải chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ để tiễn các thần đi.
Sau khi tiễn ông Táo, mọi người bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, cắm hoa ở những nơi trang trọng.
Lễ cúng tiễn đưa ông Táo chầu Trời thường được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, hoặc sáng sớm ngày 23 tháng Chạp vì người Việt quan niệm phải kịp thời để ông Táo lên Thiên đình.
Khi mua đồ cúng ông Công ông Táo cần lưu ý màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
Thí dụ: Năm hành kim thì dùng màu vàng; năm hành mộc thì dùng màu trắng; năm hành thủy thì dùng màu xanh; năm hành hỏa thì dùng màu đỏ; năm hành thổ thì dùng màu đen.
Do quan niệm mỗi nơi, cộng thêm sự phong phú về nếp sống văn hóa ở mỗi vùng miền mà nghi thức cúng Ông Táo cũng có phần khác nhau ở mỗi địa phương.
Xem thêm bài viết :
Không chỉ đặc biệt về hương vị, sự “organic” trong suốt quá trình chăn nuôi…
Rượu vang là thức uống cao cấp và đem lại nhiều lợi ích cho sức…
Hiện nay, việc sử dụng các loại men xử lý hầm cầu tại các hộ…
Cũng như các loại vitamin B, C, D, Vitamin A đóng vai trò rất quan…
Quả nho có tốt cho phổi hay không? Có rất nhiều ý kiến cho rằng…
Gà là nguyên liệu ẩm thực phổ biến. Các món hầm từ gà là một…