Cập nhật vào 19/11
Ở Quảng Ninh có một món đặc sản rất đặc biệt mang tên sá sùng. Nhưng không phải ai cũng biết món ăn này. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về món này nhé.
Nào hãy cùng monngonmienbac.net tìm hiểu bài viết sau đây:
Nội dung chính
Đôi nét về sá sùng Quảng Ninh
Sá sùng ở Quảng Ninh là loại Sá sùng nhỏ, khi khô lại, thân nó chỉ dài khoảng chừng 8 – 10 cm. Xứ sở của sá sùng là vùng bờ biển Quảng Ninh, nhất là các xã Minh Châu, Quan Lạn bởi con sá sùng ở đấy lớn và có vị ngon nhất. Sá sùng sống trong các bãi cát có nước triều lên xuống. Người đào sá sùng đòi hỏi có kinh nghiệm, có kỹ thuật, động tác điệu nghệ như người nghệ sỹ múa trên cát.
Sá sùng chính là con trùn biển có nơi gọi là sa sùng, sâu đất, đồn đột, chặt khoai, giun biển, địa sâm, bi bi, con cạp đất…Ở Việt Nam, Quảng Ninh (nhất là huyện Vân Đồn) là vùng biển đặc biệt có nhiều sá sùng. Con sá sùng màu nâu đỏ, nhìn qua có hình dạng giống như con giun đất, trên mình có những sợi vân nhỏ li ti, nhưng kích thước lớn hơn và ruột chứa toàn cát.
Món ăn từ sá sùng Quảng Ninh
Người dân ở Vân Đồn chế biến khá nhiều món xào rất ngon với con Sá sùng tươi như xào với cần tỏi/ xào với su hào đều khá thơm ngon hấp dẫn.
Ngoài ra, sá sùng tươi có thể chế biến các món như xào chua ngọt, chiên, làm gỏi… và ướp muối ớt nướng. Các nhà hàng thường dùng món này để mời khách lai rai cùng bia, giống như mực khô nướng xé nhỏ! Sá sùng vừa giòn, mềm, lại dai dai, có vị béo và ngọt nên càng ăn càng thấy ngon.
Nhờ vị ngọt lợ rất tự nhiên của nó mà con Sá sùng sớm được người dân Quảng Ninh “đặc cách” dùng thay cho mì chính, đặc biệt là trong nước dùng Phở. Quảng Ninh không phải là cái nôi về phở, song một nồi phở ngon không thể thiếu Sá Sùng khô.
Sá sùng rang khi chín có màu vàng, mùi rất thơm – một hương thơm nồng ngậy, đậm đà của biển. Sá sùng rang chấm với tương ớt, điểm thêm rau dấp cá, rau thơm và uống với bia thì thật tuyệt!
Cách bắt sá sùng
Người ta bắt sá sùng thường vào lúc sáng sớm, khi nước triều vừa rút đi để lại những dấu vết của chúng sau một đêm ngoi ra khỏi cát đi kiếm ăn, giao phối. Cũng như đào trùn đất, nếu thấy dấu vết sá sùng, chỉ cần xúc vào sâu lớp cát sẽ thấy chúng bên dưới.
Cách chế biến sá sùng
Chế biến sá sùng phải rất tỉ mỉ, bởi phải lộn nó ra và tuốt thật kỹ, rửa với muối cho ruột hết cát và hết mùi tanh, rửa nhiều lần đến khi sá sùng có màu trắng hồng mới thôi. Khi này sá sùng có thể dùng tươi hoặc phơi khô dự trữ.
Công dụng của sá sùng
Thức ăn của sá sùng là những mảnh vụn hữu cơ, sinh vật phù du lơ lửng trong nước. Một con sá sùng dài từ 7 đến 15cm. Sá sùng có nhiều giá trị dinh dưỡng như axít amin, glyxin, alanine, glutamin, succinic… và nhiều taurine, khoáng chất. Theo quan niệm Đông y, sá sùng có vị ngọt, tính mát, chủ trị chứng tâm hàn, bổ dương khí.
Ngày xưa, người ta dùng sá sùng chủ yếu như một dạng tôm khô dùng trong chế biến nên các loại nước dùng, nước lèo đậm đà của các món bún, phở…Ngày nay, sá sùng có trong thực đơn các nhà hàng hải sản, đặc biệt là món nướng.
Nếu có dịp về Quảng Ninh, đừng quên thưởng thức và mua một chút thức đặc sản này về làm quà nhé!
Xem thêm :