Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

-  - Zalo

5 món bánh đặc trưng của miền Bắc ăn một lần nhớ mãi

0

Cập nhật vào 01/03

Nếu người miền Trung có bánh tét, bánh in, còn người miền nam nổi tiếng với món bánh xèo, bánh bột lọc… thì người miền Bắc cũng có rất nhiều loại bánh đặc sản của mình. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về 5 món bánh cổ truyền của người miền Bắc nhé.

Trong nền văn hóa truyền thống Việt Nam, các loại quà, bánh đã trở nên rất gần gũi và quen thuộc đối với cuộc sống hàng ngày của mỗi con người Việt. Theo thời gian, những loại bánh ngày càng trở nên đa dạng, phong phú cả về hình thức lẫn hương vị, khẳng định giá trị và hương vị đặc trưng được gìn giữ từ nhiều thế hệ.

Mỗi vùng miền, mỗi tỉnh, thành phố lại có các loại bánh đặc sản khác nhau, cùng điểm qua 5 loại bánh cổ truyền trong ẩm thực Bắc Bộ gắn liền với người dân miền Bắc nhé.

Bánh trôi, bánh chay

Cứ mỗi dịp mồng 3 tháng 3 (âm lịch) – tết Hàn Thực người dân miền Bắc dù bận rộn đến đâu cũng không quên mua 1, 2 đĩa bánh trôi, bánh chay về cúng ông bà tổ tiên. Cúng xong mọi người trong gia đình lại quây quần thưởng thức hương vị bánh làm từ gạo nếp. Đó là một truyền thống có từ xa xưa, đến tận bây giờ nét đẹp truyền thống đó vẫn còn được lưu giữ.

5 món bánh đặc trưng của miền Bắc ăn một lần nhớ mãi

Tết Hàn thực vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, từ thời Xuân Thu. Do ảnh hưởng nền văn hóa lâu đời của người Hoa, người Việt cũng có Tết Hàn thực nhưng có ý nghĩa riêng, mang đậm màu sắc dân tộc.

Trước đây, bánh trôi thông thường được làm từ bột gạo nếp, đường phên, nặn thành bánh rồi đem luộc chín. Những đĩa bánh trôi trắng ngần, tròn trịa, ngọt ngào, thanh mát giản dị nhưng luôn để lại nhiều ý nghĩa trong tâm hồn mỗi người Việt.

Bánh khúc

Bánh khúc hay còn gọi là xôi khúc là loại bánh có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, được làm từ lá rau khúc, gạo nếp, nhân đậu xanh, thịt lợn mỡ. Bánh thường ngon nhất là làm vào mùa có rau khúc – dịp tháng 2, tháng 3 Âm lịch.

5 món bánh đặc trưng của miền Bắc ăn một lần nhớ mãi

Bánh cuốn

Làng Thanh Trì là làng cổ của Thăng Long – Hà Nội, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội, có nghề làm bánh cuốn cổ truyền.

Quy trình làm bánh cuốn Thanh Trì rất công phu. Gạo phải lựa mua loại gạo tẻ ngon, ngâm chừng vài ba tiếng rồi vo sạch. Sau đó, gạo được xay thành bột nước. Khi tráng bột bánh trên phên cũng phải thật tinh khéo, lá bánh càng mỏng càng ngon.

5 món bánh đặc trưng của miền Bắc ăn một lần nhớ mãi

Bánh tẻ

Bánh tẻ có nơi còn gọi là bánh răng bừa, là thứ bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi địa phương có cách làm bánh tẻ riêng, ít nhiều khác nhau.

Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói bằng lá dong hay lá chuối và được luộc cho chín. Bánh tẻ chấm với nước mắm rắc hạt tiêu xay hoặc chấm với tương. Ở một số nơi thực khách còn dùng thêm món chả gà và một ít dầu cà cuống cho vào nước mắm để tăng thêm hương vị của món bánh.

5 món bánh đặc trưng của miền Bắc ăn một lần nhớ mãi

Góc quảng cáo: Phòng bếp gia đình bạn đặt cạnh nhà vệ sinh, bạn lúc nào cũng cảm thấy mỗi khi chịu khi vào bếp. Một gợi ý nhỏ là hãy sử dụng vách ngăn hội trường để phân tách hai khu vực này, trả lại sự sang trọng, sạch sẽ cho không gian. Tham khảo ngay những mẫu vách ngăn hội trường giá rẻ Đức Khang mới nhất của chúng tôi để có những trãi nghiệm thú vị cho không gian gia đình bạn.

Bánh dày

Bánh dày đã từ lâu nổi tiếng ngon thơm, mềm dẻo, có màu sắc hương vị rất riêng mang đậm nét văn hóa ẩm thực miền Bắc. Tấm bánh hinh tròn và dẹt chỉ to bằng một khoanh cam. Vỏ bánh dày làm từ gạo nếp cái giã mịn, mượt mà, giữa ở mờ mờ nổi lên màu vàng nhạt của nhân đậu xanh. Mỗi chiếc bánh đều có một vòng lá chuối tươi xanh mướt nhẵn bóng lót dưới. Mỗi lần bóc lá bánh ta đều phải nhẹ nhang, tước lần lượt từng mảnh nhỏ để cho bánh khỏi dính.

5 món bánh đặc trưng của miền Bắc ăn một lần nhớ mãi

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.